4 lưu ý cần biết cho người bệnh lọc máu trong kỳ nghỉ Tết

Người bệnh lọc máu cần biết những lưu ý dưới đây để đón Tết Quý Mão 2023 an toàn, khỏe mạnh.

1. Luôn giữ liên lạc với đơn vị lọc máu

NỘI DUNG::

1. Luôn giữ liên lạc với đơn vị lọc máu
2. Những lưu ý về ăn uống trong dịp Tết
3. Kiểm tra huyết áp và cân nặng thường xuyên
4. Chuẩn bị kỹ càng cho những chuyến đi xa

Các đơn vị lọc máu cả nước vẫn hoạt động bình thường trong dịp nghỉ Tết, nghĩa là lịch lọc máu của bạn không thay đổi.

Tuy nhiên, do bạn có thể phải di chuyển nhiều, thay đổi thức ăn, lượng nước uống, do vậy, bạn có thể gặp những triệu chứng khó chịu.

Bạn nên lưu số điện thoại liên lạc của bác sĩ, điều dưỡng để có thể dễ dàng liên lạc, trao đổi và nhận được tư vấn kịp thời.

2. Những lưu ý về ăn uống trong dịp Tết

Món ăn trong dịp tết cổ truyền Việt Nam rất hấp dẫn. Điều này có thể kích thích bạn ăn nhiều loại và số lượng hơn bình thường. Bạn cần lưu ý về một số món ăn như sau:

Dùng ít thức ăn có nhiều muối như dưa hành, món kho, lẩu, nước chấm,…
Ăn hoa, quả, rau hợp lý, ít kali
Hạn chế thức ăn và đồ uống có nhiều phospho như đậu phụ, hạt hướng dương, bí đỏ, hạt điều và nhân các loại hạt khác, nước coca, cà phê, …
Không dùng đồ uống có cồn: rượu, bia

Trong thời gian nghỉ lễ, bệnh nhân lọc máu cần giữ liên lạc với bác sĩ để kịp thời trao đổi và nhận được tư vấn khi cần.

Trong thời gian nghỉ lễ, bệnh nhân lọc máu cần giữ liên lạc với bác sĩ để kịp thời trao đổi và nhận được tư vấn khi cần.

3. Kiểm tra huyết áp và cân nặng thường xuyên

Những món ăn, đồ uống ngày tết rất hấp dẫn, tuy nhiên, việc ăn uống quá nhiều có thể làm bạn tăng cân, tăng huyết áp. Bạn nên luôn tự mình đo huyết áp và cân nặng hàng ngày.

Khi gặp vấn đề về huyết áp và cân nặng, bạn nên liên lạc với bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể

4. Chuẩn bị kỹ càng cho những chuyến đi xa

Dịp Tết là dịp dành cho những chuyến đi xa như về thăm quê, chúc Tết họ hàng và đi du lịch. Bạn nên chuẩn bị kỹ cho những chuyến đi xa của mình:

- Chuẩn bị thuốc huyết áp, tiểu đường và dụng cụ đo huyết áp, đường máu.

- Tìm hiểu đơn vị thận nhân tạo gần nơi bạn sẽ đến gồm số điện thoại của bác sĩ, điều dưỡng và tình hình lọc máu ở nơi đó. Bạn có thể liên lạc với bác sĩ ở đấy để đặt lịch lọc máu hoặc có thể cần xử lý trong trường hợp cấp cứu.

Chuẩn bị đầy đủ thuốc và vật dụng cần thiết cho những chuyến đi xa.

Chuẩn bị đầy đủ thuốc và vật dụng cần thiết cho những chuyến đi xa.

- Bạn cũng nên tham khảo bác sĩ những thông số xét nghiệm và chỉ định lọc máu bạn đang điều trị như tình trạng viêm gan B, C, mức độ thiếu máu, liều thuốc tăng hồng cầu, liều thuốc chống đông, tốc độ máu và những tình huống cấp cứu bạn thường gặp trong lọc máu.

- Nếu di chuyển bằng máy bay, bạn có thể phải thông báo trước cho nhà cung cấp dịch vụ bay để có chuyến bay an toàn.

- Bạn không nên đi một mình, luôn có bạn đồng hành và người đó cũng sẽ hiểu rất rõ về tình trạng sức khỏe của mình.

Theo các chuyên gia y tế, lọc máu là biện pháp loại khỏi máu các phần tử có trọng lượng phân tử nhỏ, là các chất cặn của quá trình chuyển hóa hoặc các chất độc nội sinh hoặc ngoại sinh và đào thải nước, nhằm khôi phục lại cân bằng nội môi của cơ thể do suy thận gây ra.

Việt Nam có khoảng 350 đơn vị chạy thận nhân tạo với nguồn nhân lực 3.500 cán bộ thầy thuốc, số máy chạy thận nhân tạo là hơn 5.500 máy đang thực hiện lọc máu cho khoảng 33.000 bệnh nhân.

Ngành lọc máu Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực Đông Nam Á và có bước phát triển mạnh mẽ tiếp cận với trình độ hiện đại của lọc máu thế giới điển hình với các kỹ thuật như lọc máu chu kỳ, thẩm tách siêu lọc máu bằng dịch bù trực tiếp (HDF online), hấp phụ máu...

TS. Nguyễn Hữu Dũng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/4-luu-y-can-biet-cho-nguoi-benh-loc-mau-trong-ky-nghi-tet-169230119132335929.htm