1. Nạn đói ở Jametown: Jametown ở Virginia là nơi cư ngụ đầu tiên của người Anh ở nước Mỹ, đồng thời nó cũng được coi như thủ đô của khu vực khai hoang này cho tới năm 1699. Ban đầu, người Mỹ bản địa Powhatan chào mừng và giúp đỡ những người khai hoang về lương thực. Tuy nhiên, sau một loạt các xung đột giữa người mới đến và người Powhatan nên sự giao thương và giúp đỡ đã chấm dứt.
Vào năm 1609, con tàu từ Anh tới Jamestown chở thức ăn cho người khai hoang gặp bão nên khu định cư mới không có nguồn thức ăn trong suốt mùa đông. Trong thời gian này, chính phủ cũng được cảnh báo về nạn đói ở Jamestown, nhưng không hề có con tàu nào được cử đến cứu trợ. Vì vậy, vào mùa đông năm 1609, hàng trăm người dân Jamestown đã chết đói và chỉ có 60 người trong số 500 người còn sống sót.
Nhiều chứng cứ khoa học được thu thập từ Jamestown chứng minh rằng, ăn thịt người đã diễn ra ở đây trong suốt nạn đói. Xương người được chôn có nhiều vết róc và chặt để lấy thịt. Sọ của một người phụ nữ được phát hiện với dấu hiệu bị bổ ra để lấy não.
2. Nạn đói lớn trong giai đoạn 1315 - 1317: Nạn đói phổ biến ở châu Âu vào thời trung đại. Trong giai đoạn này, người ta đã thống kê rằng, nước Anh phải trải qua 95 nạn đói. Từ năm 1348 - 1375, tuổi thọ trung bình của người dân Anh chỉ là 17,33 tuổi.
Vào năm 1310 - 1330, Bắc Âu phải chịu thời tiết cực kì khắc nghiệt. Đặc biệt trong năm 1315, giá thực phẩm tăng vọt tới 320%. Nạn đói kinh hoàng đã dẫn đến tình trạng người ăn thịt người. Trong thời gian này, các quy tắc xã hội sụp đổ và nhiều trẻ em bị gia đình bỏ rơi. Một số cha mẹ đã “làm thịt” con cái vì miếng ăn. Thậm chí có thông tin rằng, tù nhân buộc phải ăn thịt bạn tù đã chết và nhiều người ăn trộm cả xương người chết trong các ngôi mộ
3. Nạn đói lớn ở Ireland: Nạn đói lớn là thời kì chết đói kinh hoàng xảy ra ở Ireland từ năm 1845 - 1852. Nguyên nhân của nạn đói này là do khoai tây bị phá hủy nghiêm trọng dẫn đến thiếu lương thực. Mặc dù, gần một triệu người chết đói và một triệu người di cư khỏi Ireland trong suốt nạn đói nhưng chính phủ vương quốc Anh lại không thể giúp đỡ người dân vượt qua giai đoạn tồi tệ này. Hệ quả là Ireland tách ra đòi quyền độc lập.
4. Trận Tuy Dương: Trận Tuy Dương là cuộc chiến giữa nhà Đường và chính quyền Đại Yên (một phần của loạn An Sử) xảy ra vào năm 757. Trong cuộc chiến, quân Yên cố gắng vây hãm khu vực Tuy Dương để mở đường vào đánh chiếm Giang Hoài. Quân nhà Đường chỉ có 7.000 binh lính nhưng quân Yên có tới 150.000.
Dù số lượng chênh lệch, nhưng quân nhà Đường dưới sự chỉ đạo của tướng quân Zhang Xun vẫn cố thủ để bảo vệ Tuy Dương và trì hoãn quân Yên trong nhiều tháng. Tuy nhiên, đến tháng 8/757, các động vật, côn trùng và rau quả của thành Tuy Dương đã bị ăn cạn kiệt. Mặc dù tướng Zhang Xun đã cố gắng vận chuyển thức ăn tới gần pháo đài, nhưng ông đã thất bại. Người dân bắt đầu chết đói và thuyết phục ông đầu hàng, nhưng ông vẫn khăng khăng không chịu.
Theo Đàm Thị Lan/Kiến thức