'4 tại chỗ' đảm bảo giao thông mùa mưa bão

Hiện đang bắt đầu vào mùa mưa bão, theo dự báo, tình hình thời tiết trong năm 2024 tiếp tục diễn biến phức tạp, ở khu vực vùng núi như tỉnh Lạng Sơn lốc, mưa lớn, sét có thể xảy ra với cường độ ngày càng lớn. Nhằm đảm bảo giao thông thông suốt trong mùa mưa bão, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) đã chuẩn bị nhân lực, vật lực, sẵn sàng ứng phó theo phương châm '4 tại chỗ', kịp thời khắc phục sự cố trên các tuyến đường.

Cán bộ phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Văn Quan và đơn vị quản lý bảo dưỡng thường xuyên khảo sát một vị trí sạt lở trên đường huyện tại xã An Sơn

Cán bộ phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Văn Quan và đơn vị quản lý bảo dưỡng thường xuyên khảo sát một vị trí sạt lở trên đường huyện tại xã An Sơn

Hiện mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn gồm 1 tuyến đường cao tốc dài 43,2 km; 7 tuyến quốc lộ dài 553,9 km; 23 tuyến đường tỉnh dài 709,7 km; 108 tuyến đường huyện dài 1.400 km; 201,1 km đường đô thị; 13.405km đường giao thông nông thôn và 112,5 km đường tuần tra biên giới.

Tình hình diễn biến thiên tai như dông lốc, mưa lớn tại các khu vực trên địa bàn tỉnh trong tháng 5 và nửa đầu tháng 6/2024 đã gây sạt lở đất, tắc giao thông cục bộ trên một số tuyến đường.

"Hiện, Ban Quản lý Xây dựng và Bảo trì hạ tầng giao thông được giao quản lý toàn bộ các tuyến quốc lộ và đường tỉnh. Để thực hiện tốt công tác quản lý, ban đã chỉ đạo các chủ đầu tư, các nhà thầu thực hiện công tác bảo trì đường bộ thực hiện rà soát các vị trí xung yếu có thể xảy ra sự cố để khi xảy ra mưa bão chuẩn bị sẵn các phương án xử lý. Cùng đó, ban lập nhóm Zalo để tiếp nhận thông tin, chỉ đạo kịp thời các đơn vị khắc phục sự cố trên các tuyến đường và cùng với tuần kiểm viên của ban tăng cường kiểm tra trực tiếp tại các tuyến đường khi xảy ra mưa lũ. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện phòng chống thiên tai trên các tuyến đường giao thông, ban tăng cường phối hợp với các phòng, ban chức năng của các huyện, UBND các xã để thực hiện các giải pháp phòng chống, xử lý thiên tai cũng như giám sát thực hiện của các đơn vị doanh nghiệp nhận duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường trong mùa mưa bão".

"Hiện, Ban Quản lý Xây dựng và Bảo trì hạ tầng giao thông được giao quản lý toàn bộ các tuyến quốc lộ và đường tỉnh. Để thực hiện tốt công tác quản lý, ban đã chỉ đạo các chủ đầu tư, các nhà thầu thực hiện công tác bảo trì đường bộ thực hiện rà soát các vị trí xung yếu có thể xảy ra sự cố để khi xảy ra mưa bão chuẩn bị sẵn các phương án xử lý. Cùng đó, ban lập nhóm Zalo để tiếp nhận thông tin, chỉ đạo kịp thời các đơn vị khắc phục sự cố trên các tuyến đường và cùng với tuần kiểm viên của ban tăng cường kiểm tra trực tiếp tại các tuyến đường khi xảy ra mưa lũ. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện phòng chống thiên tai trên các tuyến đường giao thông, ban tăng cường phối hợp với các phòng, ban chức năng của các huyện, UBND các xã để thực hiện các giải pháp phòng chống, xử lý thiên tai cũng như giám sát thực hiện của các đơn vị doanh nghiệp nhận duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường trong mùa mưa bão".

Bà Bùi Thị Phương, Phó Giám đốc Ban quản lý Xây dựng và Bảo trì hạ tầng giao thông, Sở GTVT

Cụ thể, theo số liệu thống kê của Sở GTVT, trong tháng 5 và tháng 6/2024, trên địa bàn xảy ra 3 đợt mưa lớn, trên các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh đã xuất hiện hơn 100 vị trí sạt lở đất mái ta luy đương và ta luy âm với khối lượng sạt lở khoảng 4.000 m3 đất đá.

Theo thống kê chưa đầy đủ từ UBND các huyện, trên các tuyến đường huyện, đường xã đã xuất hiện sạt lở tại gần 300 vị trí với khối lượng sạt lở khoảng 3.000 m3. Trong đó sạt lở đất mái taluy dương xuất hiện nhiều tại huyện Văn Quan, Lộc Bình, Cao Lộc, Đình Lập...

Ông Dương Công Vĩ, Giám đốc Sở GTVT thông tin: Trước thực tế diễn biến tình hình thiên tai khó lường, sở đã ban hành Kế hoạch số 50/KH-SGTVT ngày 27/5/2024 về triển khai phòng, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024. Theo đó, sở yêu cầu các đơn vị chuẩn bị tốt các điều kiện để xử lý tình huống, sự cố theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư và phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ). Cùng đó, các phòng, ban của sở và các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc nguyên tắc “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả, bảo đảm giao thông thông suốt trong mùa mưa bão.

Trên cơ sở đó, các phòng, ban của sở đã làm việc với 6 đơn vị nhận khoán bảo dưỡng thường xuyên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện. Tính đến giữa tháng 6/2024, các đơn vị đã kiện toàn bộ máy chỉ huy, xây dựng các phương án, tình huống phòng chống thiên tai tại từng tuyến đường được giao quản lý; lập danh sách nhân lực, thiết bị phục vụ nhiệm vụ; phối hợp với chính quyền cơ sở rà soát đánh giá các vị trí tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, xác định các vị trí đổ đất sạt trượt, cắm bổ sung biển cảnh báo…

Ông Vi Văn Dân, Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn cho biết: Đơn vị đang quản lý 3 tuyến quốc lộ, 8 tuyến đường tỉnh với chiều dài khoảng 400 km. Để ứng phó, xử lý sự cố trên các tuyến đường giao thông mùa mưa lũ, ngay từ đầu năm đơn vị đã kiện toàn ban chỉ huy gồm 10 người; huy động máy móc thiết bị gồm 25 phương tiện; chuẩn bị 450 rọ thép..., đảm bảo xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố.

“Huyện Cao Lộc có 11 tuyến đường huyện với tổng chiều dài khoảng 146,9 km và 123 tuyến đường xã có chiều dài gần 284 km. Để bảo đảm giao thông nhất là mùa mưa bão về, Phòng Kinh tế Hạ tầng đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo các đơn vị thực hiện thông theo phương châm “4 tại chỗ”. Đặc biệt, để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành kịp thời, phòng đã lập nhóm Zalo “Trung tâm chỉ huy nhiệm vụ cấp bách” gồm 66 đồng chí là lãnh đạo UBND huyện, các phòng chuyên môn, UBND các xã, thị trấn. Theo đó, mọi thông tin chỉ đạo của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn của huyện sẽ được đưa lên nhóm kịp thời, đồng thời đây cũng là kênh thông tin nhận báo cáo bằng hình ảnh mỗi khi xảy ra sạt lở, ách tắc giao thông do mưa bão. Từ đầu năm 2024 đến nay, địa bàn huyện Cao Lộc xảy ra trên 20 vị trí sạt lở với khối lượng khoảng 500 m3 đất, đá trên các tuyến giao thông, các sự cố đều được xử lý ngay, đảm bảo giao thông thông suốt trên địa bàn”.

“Huyện Cao Lộc có 11 tuyến đường huyện với tổng chiều dài khoảng 146,9 km và 123 tuyến đường xã có chiều dài gần 284 km. Để bảo đảm giao thông nhất là mùa mưa bão về, Phòng Kinh tế Hạ tầng đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo các đơn vị thực hiện thông theo phương châm “4 tại chỗ”. Đặc biệt, để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành kịp thời, phòng đã lập nhóm Zalo “Trung tâm chỉ huy nhiệm vụ cấp bách” gồm 66 đồng chí là lãnh đạo UBND huyện, các phòng chuyên môn, UBND các xã, thị trấn. Theo đó, mọi thông tin chỉ đạo của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn của huyện sẽ được đưa lên nhóm kịp thời, đồng thời đây cũng là kênh thông tin nhận báo cáo bằng hình ảnh mỗi khi xảy ra sạt lở, ách tắc giao thông do mưa bão. Từ đầu năm 2024 đến nay, địa bàn huyện Cao Lộc xảy ra trên 20 vị trí sạt lở với khối lượng khoảng 500 m3 đất, đá trên các tuyến giao thông, các sự cố đều được xử lý ngay, đảm bảo giao thông thông suốt trên địa bàn”.

Ông Hứa Anh Tuấn, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phó Trưởng Ban an toàn giao thông huyện Cao Lộc

Đối với các tuyến đường huyện, UBND các huyện cũng đã xây dựng kế hoạch, kiện toàn bộ máy và xây dựng các phương án để ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”.

Đơn cử như tại huyện Văn Quan, để thực hiện ứng phó bảo đảm giao thông mùa mưa lũ năm 2024 theo phương châm “4 tại chỗ”, Phòng Kinh tế - Hạ tầng đã tham mưu UBND huyện huy động nhân lực gồm 400 người là lãnh đạo các xã, cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp nhận khoán bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường huyện; ký hợp đồng nguyên tắc với 3 doanh nghiệp cung ứng vật liệu; huy động 31 ô tô, máy xúc của 6 doanh nghiệp, hộ gia đình trên địa bàn các xã.

Nhờ làm tốt công tác ứng phó bảo đảm giao thông khi xảy ra mưa lũ, các vị trí sạt lở xảy ra trong tháng 5 và tháng 6/2024 đã nêu ở trên đã được các đơn vị xử lý nhanh, hiệu quả.

Hiện nay, các đơn vị nhận khoán bảo dưỡng các tuyến quốc lộ, đường tỉnh tiếp tục rà soát phương án bảo đảm giao thông tại các tuyến đường do đơn vị quản lý và xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai. Theo đó, các đơn vị đã tổ chức ký hợp đồng nguyên tắc và đăng ký phương tiện sẵn sàng ứng trực bảo đảm giao thông được 120 máy móc thiết bị gồm 50 máy xúc và 70 ô tô vận tải; đăng ký nhân lực thực hiện thường trực ứng trực bão lũ thiên tai với tổng số 150 người; ký hợp đồng nguyên tắc với 16 doanh nghiệp đại lý cung ứng vật tư như: rọ thép, đá hộc phục vụ khi cần thiết…

Ông Hoàng Minh Quang, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại Dương Khánh Phát Lạng Sơn cho biết: Công ty được giao quản lý bảo dưỡng thường xuyên 1 tuyến quốc lộ và 8 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài hơn 300 km. Để chủ động bảo đảm giao thông mùa mưa bão, đơn vị đã kiện toàn ban chỉ huy với 6 người, mua sắm 250 rọ thép, huy động 10 phương tiện xe máy (máy xúc, ô tô); 450 m3 đá hộc, cấp phối và bố trí 500 triệu đồng dự phòng phục vụ công tác bảo đảm giao thông mùa mưa bão.

Với sự chủ động, thời gian qua các cơ quan, đơn vị liên quan đã xử lý kịp thời, hiệu quả sự cố do thiên tai gây ra trên các tuyến đường. Tuy nhiên, với những diễn biến khó lường của thời tiết, các cấp, ngành chức năng và người dân đang tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”. Từ đó, đảm bảo giao thông thông suốt trong mùa mưa bão.

TRANG NINH - HOÀNG PHƯỢNG

Nguồn Lạng Sơn: https://baolangson.vn/4-tai-cho-dam-bao-giao-thong-mua-mua-bao-5011611.html