4 yếu tố giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng trong giai đoạn Covid-19
Trong buổi thảo luận về chủ đề 'Chuỗi giá trị Toàn cầu trong thời Covid-19' vừa qua, nhà kinh tế học của Ngân hàng Thế giới, bà Caroline Freund cho biết thị trường Việt Nam cần đa dạng hóa hơn nữa, đặc biệt trong thời điểm hiện nay.
Vừa qua, Ngân hàng Thế giới đã có buổi thảo luận trực tuyến với các chuyên gia về chủ đề "Chuỗi giá trị Toàn cầu trong thời Covid-19". Theo đó, nhà kinh tế học, Giám đốc thương mại World Bank Caroline Freund khẳng định Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể về việc định hình lại chuỗi giá trị trong việc phát triển kinh tế tư nhân.
Bà Caroline Freund nhấn mạnh: "Mặt tích cực trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay đó là kinh tế số, thương mại điện tử ngày càng tăng. Thêm vào đó, tăng trưởng trong các doanh nghiệp thiết bị điện tử đang có những dấu hiệu tích cực đáng kể. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may đang phải chịu những áp lực nặng nề do đại dịch gây ra. Điều này giúp chúng ta nhận ra tầm quan trọng trong việc đa dạng hóa trên thị trường".
Tại cuộc thảo luận, bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp cũng cho rằng đại dịch Covid-19 đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với ứng viên khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt trong việc duy trì chuỗi cung ứng cũng như phát triển đối với các nhà cung cấp trong thị trường nội địa.
Các Hiệp định thương mại CPTPP và EVFTA đã tạo ra nhiều cơ hội đối với nhiều doanh nghiệp trong nước trong việc đa dạng hóa, từ đó cũng tạo động lực cho các nhà cung cấp nội địa.
Phó Giám đốc Nguyễn Thị Xuân Thúy đã chỉ ra bốn yếu tố để tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp trong việc duy trì tăng trưởng. Yếu tố thứ nhất đó là các doanh nghiệp cần xem xét là mục tiêu quan trọng trong sản xuất, nghiên cứu kĩ thị trường nội địa cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là trong khoảng thời gian hiện nay.
Tiếp theo, các doanh nghiệp cần có sự chủ động tích cực và hợp tác với các bên liên quan, đặc biệt là các cơ quan của bộ, ngành.
Yếu tố thứ ba, bà Thúy nhấn mạnh đó là cần theo dõi sát sao thị trường nước ngoài, kết hợp với các phản ứng nhanh chóng của Chính phủ.
Yếu tố cuối cùng đó là việc quản lý mức độ rủi ro của các doanh nghiệp các công ty và ở mức độ bên lề.
Theo bà Thúy, trong giai đoạn Covid-19, sự xuất hiện của chuỗi giá trị toàn cầu cũng như hệ thống quản lý trực tuyến là rất quan trọng. Đồng thời, các doanh nghiệp cần xem xét nghiêm túc hơn về vấn đề phát triển bền vững.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam cũng đang tập trung vào các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững cũng như khả năng cạnh tranh lâu dài của các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp địa phương cũng đã cải thiện năng suất bằng việc áp dụng và phổ biến công nghệ cũng như nâng cao năng lực, lập các chiến lược mới đối với các khách hàng là các doanh nghiệp FDI.
Thời gian gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tập trung hợp tác với các doanh nghiệp hàng đầu, kết nối các doanh nghiệp nội địa với người mua hoặc các nhà đầu tư tiềm năng, xây dựng thương hiệu B2B (Business-to-Business) nhằm xúc tiến đầu tư.
Trên thực tế, Việt Nam đã áp dụng hình thức B2B với các nhà đầu tư tiềm năng tại Nhật Bản, các nước thành viên Liên minh châu Âu và các quốc gia khác. Các doanh nghiệp nội địa cũng được khuyến khích hợp tác với các công ty đa quốc gia (MNE).
Bà Thúy cho rằng, điều quan trọng hơn nữa đó là Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách cần xem xét các biện pháp phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi trong môi trường đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp , đặc biệt là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các tổ chức đa phương cũng như các doanh nghiệp đa quốc gia cũng cần đóng góp tích cực trong công cuộc này.
Cuối cùng, bà Thúy khẳng định rằng sự hỗ trợ từ Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ tạo động lực thúc đẩy cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững hơn, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn hiện nay.