5 cách giúp bạn ngày càng giàu có, thành đạt
Mục tiêu của một người thường xác định trạng thái cuộc sống của họ.
Ai cũng muốn thành công và giàu có, nhưng chặng đường này khó khăn muôn trùng, nếu bản thân không đủ năng lực và mạnh mẽ thì chắc chắn không thể kiên trì nổi. Mà chưa cần đến năng lực gì to tát, chỉ cần là người sống có nguyên tắc thì thành công gần ngay trước mắt.
Sự thành công của một người chứa đựng trong thói quen hàng ngày Hãy bắt đầu với 5 thói quen dưới đây:
1. Giỏi tận dụng thời gian
Không biết bạn có phát hiện ra, càng chơi bời, càng ăn không ngồi rồi, thì lại càng cảm thấy "không có thời gian".
Những người có sự nghiệp thành công, những việc cần làm là không thể đếm xuể, nhưng họ vẫn có thể tận dụng từng phút từng giây, làm việc có trước có sau. Người giỏi quản lý thời gian thường biết cách phân biệt rõ ràng sự quan trọng của vấn đề để ưu tiên.
Có người thì trì hoãn và làm những việc vô giá trị để thời gian trôi đi vô ích, có người thì giỏi quản lý thời gian, sống trọn từng phút giây.
Sự chênh lệch giữa người với người lớn dần trong cách họ sử dụng mỗi khoảnh khắc quý báu trong cuộc đời.
2. Theo đuổi mục tiêu đặt ra
Nhà giáo dục người Mỹ, Dale Carnegie đã thực hiện một cuộc khảo sát và phát hiện ra rằng:
Trong cuộc sống, chỉ 3% người có mục tiêu rõ ràng, trong khi 97% còn lại, hoặc là mục tiêu không rõ ràng hoặc không có mục tiêu.
Mười năm sau, ông điều tra lại và phát hiện 3% những người có mục tiêu, từ lâu đã đạt được kế hoạch đã đặt ra và sở hữu thành tựu đáng kể. Và 97% người còn lại, ngoại trừ tuổi tác, cuộc sống vẫn không có gì nổi bật.
Mục tiêu của một người thường xác định trạng thái cuộc sống của họ.
Để thực hiện ước mơ, trước tiên hãy tìm kiếm ước mơ, đặt mục tiêu, và sau đó đầu tư 100% niềm đam mê để theo đuổi.
3. Không ngừng đầu tư vào bản thân
Một số người hỏi tỷ phú Warren Buffett: "Lời khuyên cho những người muốn thành công trong kinh doanh là gì?".
Ông trả lời: "Từ giờ, hãy đầu tư vào bản thân".
Đầu tư vào chính mình là tầm nhìn khả quan và lý tưởng nhất của một người. Bởi lẽ thứ đạt được sau quá trình đầu tư này không chỉ năng lực, mà còn có sự phong phú trong thế giới nội tâm.
Do đó, hãy tập trung nâng cao bản thân, để khiến chính mình mạnh mẽ hơn, không sợ thay đổi và tranh đấu. Đầu tư vào sức khỏe, có thể mạnh mẽ về thể chất và tinh thần, đối mặt tốt hơn với giông tố cuộc đời.
Mỗi sự đầu tư là một lần tiếp thêm sức mạnh cho cuộc sống. Mỗi lần rèn luyện đều là thói quen mở rộng con đường tương lai.
4. Duy trì thái độ sống tích cực
Những suy nghĩ theo thói quen xác định hướng đi của cuộc sống. Người lạc quan biết tìm thấy sinh cơ trong hoạn nạn; người bi quan chỉ có thể nhìn thấy hung hiểm từ hy vọng.
Để trở nên giàu có, bạn cần phải biết suy nghĩ tích cực và sở hữu thái độ lạc quan với cuộc sống.
Nếu nói thế giới vận hành theo định luật “vạn vật hấp dẫn” cũng không sai một chút nào. Cách sống của con người cũng thế. Người tiêu cực chỉ thu hút những mối quan hệ tiêu cực và xui rủi. Than thở và phàn nàn khiến tương lai chưa đến đã mờ mịt tối tăm và khiến mọi thứ tồi tệ hơn.
Ngược lại, người lạc quan lại thu hút những người tích cực, biết tiến tới và thành công. Từ đó, họ cũng ngày một tiến bộ, không ngừng hoàn thiện bản thân, dễ dàng hạnh phúc dẫu cuộc sống trắc trở đến đâu.
Do đó, muốn thành công và giàu sang, trước hết hãy học cách duy trì thái độ lạc quan, làm việc tích cực và chủ động khắc phục khó khăn.
Khi bạn tham gia vào sự nhiệt tình đầy đủ nhất của bạn, nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc sống sẽ được giải quyết dễ dàng.
5. Tiếp thu nhận xét và hoàn thiện bản thân
Những nhận xét chân thành và hiệu quả từ những người khác cho phép chúng ta thấu hiểu bản thân hơn.
Biết rằng cuộc đời này hoàn toàn thuộc về ta, nhưng đôi khi chúng ta cũng không thể nhìn nhận đúng về bản thân. Lắm lúc đang sống sai trái, hành xử không chuẩn mực, lạc lối mà không hề hay biết. Vậy thì lúc này hãy thử lắng nghe và đối chiếu với nhận xét, góp ý của người xung quanh.
Tiếp thu nhận xét, thậm chí những lời chỉ trích là một trong những cách nhanh nhất để tiến bộ.
"Cửa sổ Johari" là một mô hình tâm lý học nổi tiếng, chia nhận thức của con người thành bốn giới hạn: Vùng mở, vùng ẩn, điểm mù, vùng chưa biết".
Hầu hết các thất bại xảy ra trong "điểm mù" - vấn đề của riêng bạn, bản thân không thể nhìn thấy.
Chủ động tìm kiếm phản hồi từ xung quanh tạo cơ hội để thấu hiểu chính mình từ góc nhìn của người khác để điều chỉnh, cải thiện bản thân và cuối cùng đạt được lý tưởng và mục tiêu.