5 cách uống cà phê cực hại sức khỏe

Cà phê có chứa một số chất caffeine. Vậy nên uống cà phê hàng ngày có mối quan hệ trực tiếp đó đến sức khỏe của bạn.

Cà phê là một nguồn cung cấp năng lượng rất tốt, nhưng khi tiêu thụ quá mức và không đúng thời điểm lại vô cùng có hại.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, lượng cà phê uống mỗi ngày phụ thuộc vào tổng lượng caffeine có trong cà phê và các thức uống có cafein (như các loại nước trà). Bạn không nên nạp vào cơ thể quá 400mg caffeine/ngày (tương đương với khoảng 3 tách cà phê).

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người uống cà phê có ít nguy hơn mắc các bệnh nguy hiểm hơn là những người không uống. Tuy nhiên, để an toàn cho sức khỏe, khi uống cà phê cần lưu ý những điểm sau:

Không uống quá sớm hoặc quá muộn

Trong vài giờ đầu tiên khi thức dậy, lượng hormone cortisol đang ở mức cao nhất, giúp bạn tỉnh táo tự nhiên. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo không nên uống cà phê ngay vào lúc sáng sớm. Thời gian tốt nhất để uống ly cà phê là vào 10h-12h sáng, khi nồng cortisol bắt đầu giảm.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo không uống vào tối muộn vì lượng caffein này phải mất nhiều giờ mới có thể tiêu hóa hết. Do đó, việc uống cà phê quá muộn sẽ gây ra tình trạng mất ngủ hoặc khiến giấc ngủ của bạn không được sâu và ngon.

Không uống cà phê khi còn quá nóng

Nhiều người có thói quen uống cà phê ngay khi vừa pha xong, lúc vẫn còn rất nóng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tiêu thụ đồ uống nóng trên 65 độ C có thể tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản. Trong khi nước dùng pha cà phê thường được ở nhiệt độ từ 65 -85 độ C. Vì vậy, hãy cố gắng chờ khoảng 5 phút để nhiệt độ giảm xuống hãy thưởng thức.

Không uống khi đang căng thẳng

Nếu bạn đang cảm thấy lo lắng, tâm trạng không tốt, cà phê có thể làm tình trạng này tồi tệ hơn. Caffeine trong cà phê có tác dụng kích thích lên hệ thần kinh, sản sinh ra hormone căng thẳng cortisol, ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mệt mỏi, rối loạn nhận thức...

Không uống khi bị thiếu ngủ

Nhiều người cho rằng cà phê là giải pháp tự nhiên giúp bạn tỉnh táo hơn khi buồn ngủ. Nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy caffeine sẽ không có tác dụng như vậy nếu bạn ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày trong 3 đêm liên tục. Thiếu ngủ gây suy giảm đáng kể trong hoạt động nhận thức và caffeine không thể cải thiện được tình trạng này dù bạn uống nhiều.

Không uống với nhiều đường, sữa

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến tử vong sớm. Đó không phải là do béo phì hay tăng cân, mà thực tế là đường có thể gây mất nước, có thể là một triệu chứng của lượng đường trong máu cao và nếu không được theo dõi sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu cảnh báo bạn nạp quá nhiều cà phê

Run tay, đánh trống ngực, lo lắng: Caffeine có thể kích thích hệ thần kinh trung ương gây ra cảm giác lo lắng và bồn chồn và làm tăng nhịp tim. Vì vậy cần nghỉ ngơi và giảm lượng uống khi cần.

Đau bụng, tiêu chảy: Nếu uống nhiều hơn 2-3 cốc mỗi ngày, cơ thể không thích nghi đươc sẽ có tác dụng "tẩy" khiến bạn đau bụng và đi tiêu chảy.

Mất ngủ, đau đầu: Bạn có thể khó ngủ hoặc tỉnh giấc vào giữa đêm, đây là những tác dụng không mong muốn của caffeine. Cần nhớ rằng chất này ở trong cơ thể khoảng 14 giờ, trung bình thời gian tác dụng kéo dài khoảng 6 giờ sau khi sử dụng.

(Theo Vietnamnet)

Nguồn Vĩnh Phúc: http://baovinhphuc.com.vn/suc-khoe-doi-song/64374/5-cach-uong-ca-phe-cuc-hai-suc-khoe.html