5 dấu hiệu của bệnh cảm cúm và phương pháp điều trị tại nhà

Cảm cúm là một căn bệnh thường gặp về đường hô hấp khi thời tiết giao mùa, nắng nóng khó chịu. Vậy làm thế nào để nhận biết được triệu chứng của bệnh cảm cúm?

Triệu chứng của bệnh cảm cúm

Giao mùa là khoảng thời gian diễn ra những biến đổi của thời tiết, cũng là lúc những căn bệnh ồ ạt tấn công chúng ta. Trong đó, không thể không nhắc đến bệnh cảm cúm. Cảm cúm là một căn bệnh thuộc đường hô hấp. Bệnh này tuy đơn giản nhưng nếu như bạn không điều trị kịp thời thì sẽ gây ra những hậu quả khôn lường và có thể dẫn đến tử vong.

Cơ thể

Cơ thể

đau nhức và mệt mỏi

Khác với cảm lạnh, người bị cảm cúm sẽ vô cùng mệt mỏi. Các khớp, cơ luôn trong tình trạng đau mỏi, làm bệnh nhân vô cùng khó chịu và thậm chí là kiệt sức ngay trong giai đoạn đầu bị vi-rút tấn công.

Vùng quanh mắt cũng diễn ra tình trạng đau nhức. Những triệu chứng cảm cúm này kéo dài trong nhiều ngày, đôi khi lên tới 2 – 3 tuần, rút dần sức lực của người bệnh.

 Sốt cao kéo dài

Sốt cao kéo dài

Đây là triệu chứng mấu chốt để phân biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh thông thường. Người lớn đa phần sẽ không sốt, còn trẻ em thì có thể sốt nhẹ khi bị cảm lạnh. Tuy nhiên, nếu bị vi-rút tấn công gây ra cảm cúm, bạn sẽ lâm vào tình trạng sốt cao kéo dài.

Cụ thể, người trưởng thành có thể sốt đến 38 – 39 độ C và kéo dài trong 3 – 4 ngày liền. Trong khi đó, trẻ em thường sốt cao hơn, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nếu người bệnh thấy đỡ hơn, nhưng sau đó lại sốt trở lại thì cần được đưa đến điều trị tại cơ sở y tế gần nhất ngay.

Ho và khó thở

Là một bệnh về đường hô hấp, cảm cúm sẽ gây ảnh hưởng tới đường thở của bạn và tất nhiên sẽ dần đến ho. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới khó thở, thở không sâu, đau ngực sau khi ho, đôi khi là nghẹt mũi, hắt hơi như cảm lạnh.

Nếu không được điều trị kịp thời, cảm cúm sẽ để lại những biến chứng vô cùng nghiêm trõng như viêm phổi, viêm xoang, viêm phế quản,… đặc biệt là ở trẻ em, người già hoặc những người đã vốn có bệnh về tim, phổi.

Nhức đầu

Cả cảm cúm và cảm lạnh đều sẽ có dấu hiệu này. Song, cơn đau đầu của cảm cúm diễn ra thường xuyên và “hành hạ” người bệnh nhiều hơn cảm lạnh thông thường rất nhiều. Người cảm lạnh chỉ bị đau đầu nhẹ và đi kèm các triệu chứng thông thường.

 Đau tai âm ỉ

Đau tai âm ỉ

Vòi tai – ống liên thông tai giữa và cổ họng – bị kích thích sẽ dẫn tới đau tai âm ỉ hoặc thậm chí là nóng rát. Người cảm cúm sẽ xuất hiện dấu hiệu tai bị đau, nhưng sẽ tự hết.

Nếu sau khi khỏi vẫn còn đau, hoặc cơn đau trở nên nghiêm trọng thì bạn cần đến gặp bác sĩ để kiếm tra sức khỏe tai sớm.

Một số cách phòng và điều trị cảm cúm

Rửa tay sạch sẽ để phòng và điều trị cảm cúm

Rửa tay sạch sẽ để phòng và điều trị cảm cúm

Thời tiết giao mùa tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn vi rút sinh sôi. Tay bẩn sẽ là trung gian truyền nhiễm vi-rút lây bệnh thông qua đường ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Khi bị cảm cúm, hệ miễn dịch của người bệnh bị suy yếu thì vi-rút lại càng dễ xâm nhập thông qua tay bẩn.

Bổ sung nước để điều trị cảm cúm

Cảm cúm sẽ gây mất nước nghiêm trọng, vì thế bạn cần bổ sung nước cho cơ thể, đặc biệt là trong trường hợp triệu chứng cảm cúm đi kèm nôn hoặc tiêu chảy. Bạn có thể kiểm chứng lượng nước cơ thể thông qua màu nước tiểu. Nếu nhạt màu, thì cơ thể bạn đã có đủ lượng nước cần thiết.

Không nhất thiết phải là nước lọc thông thường, bạn có thể bổ sung nước ép trái cây hoặc nước chứa các chất điện giải. Một ly trà thảo dược mật ong hay nước ấm; nó cũng sẽ vô cùng hiệu quả trong việc xoa dịu cơn ho và đau họng bức bối của bạn.

Việc truyền nước biển cũng là một phương pháp bổ sung nước tối ưu và nhanh chóng. Song, phương pháp này phải được sự giám sát của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ như sốc, dị ứng, nhiễm khuẩn, phù não,…

Ăn uống đủ chất với thực đơn khoa học

Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết là yếu tố quan trong giúp điều trị cảm cúm tại nhà hiệu quả. Các loại thực phẩm chứa loại khoáng chất Selenium và vitamin C như lúa, lúa mì, óc chó, cam, chanh,… sẽ hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Với người bệnh cảm cúm, gia đình nên chuẩn bị những món nóng và dễ ăn như cháo, súp,… Những món này vừa dễ tiêu hóa, vừa nhiều dinh dưỡng. Hơi nóng từ món ăn cũng sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể nấu cháo cùng với lá tía tô, bông hẹ, hoặc tỏi lá có tác dụng chữa cảm cúm nhẹ rất tốt.

Xông hơi là biện pháp điều trị cảm cúm hiệu quả.

Xông hơi là biện pháp điều trị cảm cúm hiệu quả.

Xông hơi không chỉ giúp bạn thư giãn, mà còn giúp người có triệu chứng cảm cúm như đau đầu, ngẹt mũi, đau rát cổ họng,… cảm thấy dễ chịu hơn. Nhờ phương pháp này, hơi nóng sẽ thông đường thở, làm giãn lỗ chân lông, thải độc và vi-rút ra ngoài.

Xông hơi bằng lá cây tự nhiên như lá sả, bưởi, ổi, bồ đề,… cũng là phương pháp giảm cảm cúm tại nhà được lưu truyền lâu đời trong dân gian mà người Việt đa số ai cũng biết.

Xem thêm: Hướng dẫn 12 cách bảo vệ sức khỏe mùa nắng nóng

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/5-dau-hieu-cua-benh-cam-cum-va-phuong-phap-dieu-tri-tai-nha-d158001.html