5 lý do bạn nên ngừng sử dụng Facebook ngay bây giờ
Mặc dù ban đầu nền tảng này được tạo ra để người dùng giữ liên lạc với bạn bè, nhưng giờ đây nó được dùng để theo dõi mọi thứ xảy ra trong và ngoài mạng xã hội
Facebook có tới 2,9 tỉ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn thế giới và liên tục đưa tin về các vụ bê bối cũng như vấn đề xã hội liên quan đến nền tảng của mình. Mặc dù ban đầu nền tảng này được tạo ra để người dùng giữ liên lạc với bạn bè, nhưng giờ đây nó được dùng để theo dõi mọi thứ xảy ra trong và ngoài mạng xã hội của bạn, cập nhật tin tức, mua sản phẩm và sử dụng nhiều loại phương tiện truyền thông khác nhau. Nó trở thành một hoạt động mà mọi người có thể dành hàng giờ mỗi ngày, trung bình một người trưởng thành ở Anh lướt Facebook 16 giờ mỗi tuần.
Nhưng liệu thời gian bạn bỏ ra để lướt Facebook có thực sự xứng đáng? Tùy thuộc vào mục đích bạn sử dụng nó và mức độ ảnh hưởng của nó đến các khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn, bạn có thể từ bỏ nó. Hãy cùng xem qua một số vấn đề ảnh hưởng đến người dùng và đánh giá xem việc sử dụng Facebook có mang lại lợi ích tích cực cho bạn hay không.
Facebook thu thập quá nhiều dữ liệu người dùng
Mọi người đều biết rằng Facebook thu thập dữ liệu người dùng và có vô số vụ bê bối xung quanh cách họ thực hiện và mục đích họ sử dụng dữ liệu đó. Nó đã được đưa tin nhiều trong những năm gần đây đến tin tức này đã dần trở nên quen thuộc với người dùng. Tuy nhiên, việc bình thường hóa hoạt động thu thập dữ liệu này khá nguy hiểm và điều quan trọng là phải nhớ lượng thông tin khổng lồ mà Facebook thu thập.
Nếu bạn xem thông tin chi tiết về quyền riêng tư của ứng dụng Facebook trên Apple App Store, bạn sẽ thấy danh sách các loại dữ liệu mà ứng dụng thu thập. Nó bao gồm thông tin liên hệ, lịch sử mua hàng, thông tin tài chính, vị trí, danh bạ, ảnh và video trên thiết bị người dùng, lịch sử tìm kiếm, lịch sử duyệt web, thông tin sức khỏe và thể chất cũng như dữ liệu âm thanh trên thiết bị người dùng. Nó cũng bao gồm các loại dữ liệu được gắn nhãn "thông tin nhạy cảm" và "các loại dữ liệu khác”. Người dùng có thể gặp nguy hiểm theo nhiều cách, ví dụ: khi Meta bán dữ liệu của bạn, điều đó sẽ làm tăng khả năng thông tin của bạn bị rơi vào tay những kẻ xấu.
Mặc dù có những cài đặt quyền riêng tư mà bạn có thể thay đổi và những người dùng không bận tâm rằng dữ liệu của họ đang bị khai thác, nhưng thực tế là bạn đang bán thông tin cá nhân quan trọng giúp công ty Meta kiếm được rất nhiều tiền. Ít nhất, bạn cần phải nhận được điều gì đó tích cực từ nền tảng sau khi đã cung cấp cho nó quá nhiều dữ liệu cá nhân, nhưng, như phần còn lại của bài viết này sẽ đề cập, việc sử dụng Facebook thường không mang lại nhiều lợi ích.
2. Các nội dung quá tiêu cực
Một chủ đề quá quen thuộc khác khi nói đến Facebook là mối nguy hiểm tiềm tàng từ các thuật toán của nó. Các thuật toán học máy này cung cấp dữ liệu của bạn, nó biết bạn là ai, bạn thích gì, bạn nhấp vào nội dung gì, bạn mua gì, bạn biết ai và nhiều yếu tố khác để xác định các nội dung bạn sẽ thường xuyên nhìn thấy trên nền tảng. Mục tiêu của họ là tìm những quảng cáo mà bạn có nhiều khả năng nhấp vào nhất để nhà quảng cáo nhận được nhiều tiền hơn và những bài đăng hấp dẫn đối với bạn để giữ chân bạn trên Facebook càng lâu càng tốt.
Thật không may, những nội dung khiến bạn bỏ hàng giờ đồng hồ đồng hồ để lướt Facebook lại là những nội dung không mấy tích cực. Những nội dung về chính trị, những thông tin về phạm pháp hoặc những bí mật đen tối của một nghệ sĩ nào đó là những thứ thu hút và giữ chân bạn trên Facebook hàng giờ đồng hồ. Đó đều là những tin tức nóng hổi và bạn cần phải đọc nó ngay lập tức để không tỏ ra "lạc hậu" so với bạn bè. Và do đó, Facebook có được thời gian sử dụng thiết bị và doanh thu tăng lên một cách nhanh chóng, trong khi bạn đó bạn nhận lại được sự giải trí.
3. Facebook ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn
Thật không may, hậu quả tiềm tàng của các thuật toán trên Facebook có thể khiến cuộc sống của bạn thêm tiêu cực. Từ việc khiến bạn ra cảm giác thua thiệt so với cuộc sống của những người khác, các cuộc tranh luận về các vấn đề liên quan đến chính trị và xã hội, đối mặt với những lời lăng mạ và những bình luận tiêu cực. Những điều trên hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn.
Không thiếu các cuộc nghiên cứu về chủ đề này. Ở những người trẻ cũng như người lớn, sự ghen tị trên mạng xã hội đang ảnh hưởng đến mức độ lo lắng và trầm cảm. Nội dung trên Facebook cho bạn thấy một cuộc sống hoàn hảo trông như thế nào — cuộc sống xa hoa của người giàu, cuộc sống bịa đặt của những người sáng tạo nội dung và nỗ lực của những người bạn biết đang cố gắng noi theo họ. Không có được thứ mình muốn, không có vẻ ngoài như mình mong muốn, cảm thấy thua kém người khác, cảm thấy xấu hổ vì chưa đạt được mức độ thành công phù hợp - những cảm xúc tiêu cực này không dễ gì dập tắt được. Chúng ảnh hưởng đến khả năng tận hưởng những gì bạn có cũng như khả năng ra ngoài và kiếm nhiều tiền hơn cho bản thân.
Đối với một số người, mọi thứ có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Họ cần dùng thuốc để chống lại chứng trầm cảm và nếu họ không nhận được sự trợ giúp cần thiết, chất lượng cuộc sống của họ có thể xấu đi nghiêm trọng. Trong trường hợp cực đoan, nhiều người đã chọn cách tự tử để giải quyết vấn đề. Tất nhiên, nếu bạn cho rằng Facebook khiến bạn căng thẳng như vậy thì bạn nên tránh xa nó ngay lập tức.
4. Facebook làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn
Một yếu tố khác có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe tinh thần và ảnh hưởng đến tất cả mọi người là giấc ngủ bị xáo trộn. Bạn sẽ bị cuốn vào các bài đăng trên Facebook và không thể nào dừng sử dụng ứng dụng mạng xã hội này. Một cuộc khảo sát từ Học viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ cho thấy 93% cá nhân thuộc Gen Z bị mất ngủ do sử dụng mạng xã hội đến tận đêm khuya. Đối với những người trẻ tuổi, điều này có thể gây bất lợi cho sự tăng trưởng và phát triển trí não. Đối với người lớn, nó có thể ảnh hưởng đến sự tập trung.
Việc bật thông báo vào ban đêm cũng là một vấn đề — cứ 5 người lớn thì có 1 người nói rằng họ thức dậy và kiểm tra điện thoại vào ban đêm, làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ tự nhiên. Hiện tượng FOMO (sợ bỏ lỡ) khiến mọi người kiểm tra Facebook vào thời điểm lẽ ra họ nên đi ngủ. Ngay cả việc sử dụng mạng xã hội sau khi đi ngủ cũng có thể gây ra tác dụng phụ vì ánh sáng xanh từ màn hình khiến bạn tỉnh táo và làm chậm giấc ngủ. Tất nhiên, các ứng dụng mạng xã hội khác ngoài Facebook cũng có thể khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng.
5. Facebook khiến bạn lãng phí quá nhiều thời gian
Không ai muốn bị nói rằng cách họ chọn sử dụng thời gian là lãng phí - đặc biệt khi xem mạng xã hội như một hình thức giải trí. Rốt cuộc thì mọi người đều có quyền tự do tận hưởng theo cách riêng của mình. Tuy nhiên, Facebook có thực sự thú vị? Nó có làm bạn hạnh phúc và có tác động tích cực đến phần còn lại của cuộc đời bạn không? Việc đi làm mỗi ngày dễ dàng hơn hay khó khăn hơn? Nếu nó không mang lại cho bạn những lợi ích mà một sở thích phải có và ngăn cản bạn theo đuổi những sở thích khác thì giá trị của nó chắc chắn có thể bị nghi ngờ.
Một số người nghĩ rằng không có gì "tốt hơn" để họ làm, nhưng vấn đề không thực sự nằm ở việc bạn sẽ thay thế Facebook bằng cái gì. Bạn không cần phải chọn một sở thích có giá trị cao, hữu ích hoặc lành mạnh. Nếu đó không phải là điều bạn thấy vui thì những thứ đó cũng không phải sở thích của bạn. Để bắt đầu, tất cả những gì bạn cần tập trung vào là điều gì giúp bạn thư giãn, cảm thấy thoải mái và thậm chí có thể cười.
Nếu Facebook không làm những điều đó và bạn thấy rằng nó gây ra những thứ tiêu cực, thì bạn chỉ cần xóa ứng dụng và tài khoản của mình và làm việc khác. Xem một số Seinfeld, chơi trò chơi điện tử hoặc bất cứ điều gì khác nghe có vẻ thú vị. Tất nhiên, giữ lại ứng dụng và ít sử dụng hơn cũng là một lựa chọn, đặc biệt vì nhiều người sử dụng Facebook cho mục đích công việc hoặc cộng đồng.