5 sai lầm phổ biến khi sử dụng nồi cơm điện gây tổn hại sức khỏe
Nếu không muốn bệnh tật ghé thăm thì nhất định phải loại bỏ ngay những sai lầm khi sử dụng nồi cơm điện dưới đây.
Sử dụng lòng nồi để nấu trên các loại bếp khác
Lòng nồi cơm chỉ sử dụng trong nồi cơm điện, bạn không nên dùng lòng nồi để nấu trên các loại bếp khác như bếp hồng ngoại, bếp ga, bếp than, bếp điện từ… Vì điều này sẽ khiến cho lòng nồi bị biến dạng và giảm tuổi thọ, nhất là ảnh hưởng đến chất lượng cơm khi bạn nấu trong những lần tiếp theo.
Đun nóng dầu trong nồi cơm điện
Nhiệt độ tối đa của dầu có thể lên tới 300 độ C , vật liệu teflon sẽ biến tính và thải ra các chất độc hại khi nhiệt độ trên 260 độ C. Vì vậy, cần tránh sử dụng nồi cơm điện để đựng dầu nóng trong sinh hoạt.
Hạn chế vo gạo trong lòng nồi
Để tăng tính tiện dụng, nhiều người có thói quen vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm điện và nghĩ rằng đây là hành động vô hại. Tuy nhiên, với lòng nồi có chống dính thì đây không phải là cách làm đúng.
Việc vo gạo trực tiếp trong lòng nồi dễ khiến bề mặt bảo vệ bị trầy xước, bong tróc. Các nhà khoa học Đan Mạch chỉ ra rằng, phần lớp chống dính này khi bị đun nóng trên 230oC, xâm nhập vào máu có thể dẫn đến sự hình thành của tế bào ung thư.
Bạn nên vo gạo bằng rá sau đó cho gạo vào nồi cơm điện và thêm nước trước khi nấu.
Hâm nóng cơm cũ
Nhiều người có thói quen lấy cơm nguội trong tủ lạnh cho vào nồi cơm điện, thêm một ít nước và bật nút nấu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cách làm này không được khuyến khích bởi vì việc hâm cơm nguội chung với nước sẽ sinh ra phản ứng, khi ăn sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa.
Bạn có thể sử dụng lò vi sóng để hâm cơm hoặc dùng cơm nguội để làm các món cơm chiên cũng rất ngon mà lại an toàn cho sức khỏe.
Cạo bỏ lớp chống dính trong nồi cơm điện
Một số người đã chọn cách cạo bỏ lớp chống dính của nồi cơm điện hoặc sử dụng nồi cơm điện đã cũ có lớp chống dính bị bong tróc vì nghĩ rằng nồi cơm điện có thể sử dụng an toàn hơn. Trên thực tế, điều này dẫn đến rất nhiều nguy hại cho sức khỏe.
Một lượng lớn nhôm trong lòng nồi bị hở sẽ tiếp xúc trực tiếp với gạo. Dưới môi trường nhiệt độ cao, nhôm sẽ được kích hoạt và thẩm thấu vào cơm. Nếu cơ thể con người ăn phải hàm lượng nhôm cao sẽ gây hại rất lớn cho sức khỏe, gây ra bệnh Alzheimer và cũng có thể dẫn đến ung thư, đặc biệt là ung thư gan.
Ngoài ra, lòng nồi cơm điện nếu không có lớp chống dính sẽ rất dễ bị rỉ sét. Nồi cơm điện rỉ sét nếu sử dụng lâu ngày sẽ sinh ra các chất gây ung thư.
Làm thế nào để sử dụng nồi cơm điện một cách an toàn và tốt cho sức khỏe?
Tránh sử dụng kéo dài
Thời gian sử dụng hợp lý của nồi cơm điện nói chung là từ 3-5 năm. Nếu sử dụng lâu ngày, lớp mạ bên trong lòng nồi sẽ bị bong tróc nhiều, lúc này chúng ta cần thay mới nồi cơm điện kịp thời, nếu không, để thức ăn tiếp xúc trực tiếp với lòng nồi nhôm trong thời gian dài sẽ tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vệ sinh đúng cách
Khi vệ sinh nồi cơm điện, vì lòng nồi bên trong thường bị trầy xước bởi các chất cứng, dễ gây bong tróc lớp phủ nên cần tránh sử dụng các vật liệu cứng như miếng sắt khi vệ sinh.
Tương tự, tránh lau ngay khi lớp lót còn quá nóng, nếu không, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây ra biến dạng vật liệu phủ, từ đó làm lớp phủ bị bong tróc nhanh hơn.
Tránh sử dụng nồi cơm điện thường xuyên để nấu thức ăn có tính axit mạnh
Khi sử dụng nồi cơm điện, đặc biệt là nồi cơm điện có lòng nồi bằng nhôm, cố gắng tránh nấu thức ăn quá chua trong thời gian dài và thường xuyên. Lòng trong của nồi cơm điện bằng nhôm dễ bị kết tủa trong điều kiện axit mạnh, từ đó xâm nhập vào thức ăn và gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Tóm lại, nồi cơm điện sẽ không gây hại cho cơ thể khi sử dụng bình thường và lớp sơn bên trong còn nguyên vẹn. Khi lớp sơn bị bong tróc trên diện rộng thì nên thay ngay để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Đặt nồi cơm ở vị trí phù hợp
Đặt nồi cơm ở nơi thoáng mát, khô ráo, không bị ẩm móc, bề mặt phẳng sẽ làm cho tuổi thọ của nồi cơm điện được lâu hơn. Đặt biệt, là không nên đặt nồi cơm ở nơi gần nguồn nhiệt.