5 siêu xe đột biến nhất thế kỷ 21
Với cải tiến vượt bậc, những siêu xe này thực sự mang tính cách mạng, truyền cảm hứng cho những người đam mê ô tô.
Rimac Nevera
Mang tên gọi lấy cảm hứng từ bão Địa Trung Hải, Rimac Nevera mang đến nhiều cải tiến vượt bậc so với phiên bản concept ra mắt vào 2018 cả về tính năng lẫn khả năng vận hành. Rimac Nevera trang bị 4 mô tơ điện chia đều 4 bánh cho tổng công suất 1.914 mã lực, mô-men xoắn 2.360 Nm.
Ắc quy lithium/mangan/nickel hình chữ H làm mát bằng chất lỏng có dung lượng 120 kWh được Rimac phát triển hoàn toàn mới cho siêu xe điện. Tầm vận hành Rimac Nevera lên tới gần 550 km mỗi lần sạc đầy ắc quy theo chuẩn WLTP. Rimac tuyên bố tốc độ tối đa là 412 km/giờ và khả năng tăng tốc từ 0 - 100 km/giờ trong 1,85 giây. Điều thú vị là Nevera đạt tốc độ 299 km/giờ trong 9,3 giây, nhanh hơn một chiếc xe F1 mặc dù trọng lượng đạt 2.150 kg.
Bugatti Chiron Super Sport 300+
Vào năm 2009, một chiếc Bugatti Chiron Super Sport tiền sản xuất đã đạt tốc độ kỷ lục không chính thức là 490 km/giờ tại đường thử Ehra-Lessien, trở thành chiếc xe đầu tiên vượt qua rào cản 482 km/giờ.
Bugatti công bố chiếc Chiron Super Sport 300+ có thân bằng sợi carbon, với số lượng giới hạn 30 chiếc, để kỷ niệm chiếc xe phá kỷ lục và 110 năm Bugatti ở Molsheim. Chiron Super Sport 300+ hiện đang đội vương miện cho chiếc xe siêu thể thao Bugatti nhanh nhất, tự hào với kiệt tác kỹ thuật W16 8,0 lít tăng áp bốn với công suất khủng 1.600 mã lực.
Koenigsegg Regera
Nhà sản xuất ô tô Thụy Điển Koenigsegg ghi dấu ấn khó phai trong phân khúc hypercar thông qua dòng sản phẩm đáng chú ý gồm những chiếc xe cực kỳ nhanh với mức độ thực dụng đáng ngạc nhiên, tiện nghi và công nghệ mang tính cách mạng.
Regera chắc chắn là một trong những mẫu Koenigsegg thú vị nhất, tự hào là một trong những hệ truyền động hybrid kỳ lạ nhất trong thế giới ô tô.
Regera kết hợp động cơ V8 5,0 lít tăng áp kép mạnh mẽ với ba động cơ điện và năng lượng pin tiên tiến tạo thành công nghệ truyền động trực tiếp Koenigsegg đột phá. Công nghệ mang tính cách mạng loại bỏ hộp số truyền thống, dựa vào một động cơ điện gắn phía trước trục khuỷu để cung cấp năng lượng cho pin và động cơ phía sau gắn vào mỗi bánh sau.
Ferrari LaFerrari
Chủ tịch công ty Luca Di Montezemolo mô tả LaFerrari là sự thể hiện tối đa những gì định nghĩa Ferrari, coi nó là niềm tự hào về hiệu suất so với bất kỳ chiếc xe nào được sản xuất tại Prancing Horse vào năm 2013. Ferrari đã đạt được mục tiêu tăng hiệu quả khí động học, hạ thấp trọng tâm đến mức có thể và phân phối trọng lượng lý tưởng.
Ferrari tuyên bố rằng khung gầm của LaFerrari có độ cứng chùm cao hơn 22%, độ cứng xoắn cao hơn 27% và nhẹ hơn 20% so với khung gầm của Enzo. LaFerrari là mẫu xe sản xuất đầu tiên của Ferrari trang bị hệ thống HY-KERS có nguồn gốc từ F1. Giải pháp hybrid này làm nổi bật siêu xe, kết hợp sự hiện thân mạnh mẽ nhất của chiếc Ferrari V12 hút khí tự nhiên cổ điển với công suất 789 mã lực và một động cơ điện sản sinh trên 148 mã lực. Tốc độ tối đa của Ferrari LaFerrari là 350 km/giờ và khả năng tăng tốc từ 0 - 100 km/giờ chỉ trong 2,4 giây.
McLaren P1
Sau khi công nghệ hybrid tạo được dấu ấn tại Giải vô địch sức bền thế giới, nó đã trở thành nguyên tắc hoạt động bao trùm của McLaren khi siêu xe P1 ra mắt vào năm 2013.
Giống như mẫu xe đường trường F1 mang tính biểu tượng, P1 sử dụng hệ dẫn động cầu sau đặt giữa với một mẫu concept MonoCage tương tự mà McLaren đã thử nghiệm nghiêm ngặt ở những vùng khí hậu lạnh nhất và nóng nhất.
Hệ thống truyền động hybrid của P1 bao gồm một V8 tăng áp kép 3,8 lít 727 mã lực và một động cơ điện công suất 177 mã lực, một sự kết hợp mạnh mẽ giúp đẩy nó lên tốc độ tối đa 349 km/giờ ấn tượng. Bên cạnh việc bổ sung sức mạnh, động cơ điện cũng tăng gấp đôi như một giải pháp tăng áp-trễ bằng cách cung cấp mô-men xoắn điện để bù đắp cho những khoảng trống turbo. Không giống như đối thủ vào thời điểm đó, McLaren P1 cho phép sử dụng chế độ chạy hoàn toàn bằng điện, với phạm vi hoạt động khoảng 48 km.
Nguồn VTC: https://vtc.vn/5-sieu-xe-dot-bien-nhat-the-ky-21-ar679535.html