5 thách thức đối với xuất khẩu nông sản Việt

Trong thời gian tới, xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn phải đối diện với nhiều thách thức lớn, như: giá nguyên liệu đầu vào tăng cao; chi phí vận tải, logistics chưa có dấu hiệu giảm; chính sách nhập khẩu của các nước liên tục thay đổi; yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng ngày càng tăng; người tiêu dùng nước ngoài có xu hướng thắt chặt chi tiêu do áp lực lạm phát.

Trong thời gian tới, xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn phải đối diện với nhiều thách thức

Trong thời gian tới, xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn phải đối diện với nhiều thách thức

Đó là nhận định của chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy tại diễn đàn “Tái cơ cấu nông nghiệp: Giải pháp phát triển hiệu quả và bền vững chuỗi giá trị nông sản” tổ chức ngày 28/8.

Theo ông Thủy, các FTA Việt Nam đã ký kết đã tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chiến lược và có thế mạnh nhờ cam kết cắt giảm thuế quan; đồng thời tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao vào khu vực nông nghiệp, tham gia sâu, bền vững vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuy nhiên, ông Thủy cho rằng trong thời gian tới, xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn phải đối diện với 5 thách thức lớn: giá nguyên liệu đầu vào tăng cao; chi phí vận tải, logistics chưa có dấu hiệu giảm; chính sách nhập khẩu của các nước liên tục thay đổi; yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng ngày càng tăng; người tiêu dùng nước ngoài có xu hướng thắt chặt chi tiêu do áp lực lạm phát.

Đồng thời, trong bối cảnh giá năng lượng dự báo tăng cao, đặc biệt là giá lương thực, thực phẩm, từ đó đặt ra thách thức đối với việc bảo đảm an ninh lương thực và suy giảm giá trị thặng dư.

Ông Thủy cho rằng, những thách thức trên đòi hỏi Việt Nam cần phải có những chính sách đồng bộ và hiệu quả để đảm bảo sự phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu toàn cầu.

Vì vậy thời gian tới theo ông Thủy cần có các giải pháp về tổ chức sản xuất như: Hoàn thiện và công bố quy hoạch các vùng nuôi trồng hàng nông sản xuất khẩu theo từng nhóm hàng đặc trưng trên từng địa bàn.

“Cần có các giải pháp về tổ chức sản xuất như, hoàn thiện và công bố quy hoạch các vùng nuôi trồng hàng nông sản xuất khẩu theo từng nhóm hàng đặc trưng trên từng địa bàn; khuyến khích các hộ nuôi trồng sản phẩm nông sản đăng ký chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP”- ông Thủy đề xuất.

Đối với doanh nghiệp, chuyên gia này cho rằng, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu với vai trò là người điều hành chuỗi cần chủ động tiếp cận và ký kết các bản ghi nhớ về liên kết; sau đó tiến tới ký kết hợp đồng chính thức với các hộ sản xuất trong vùng nguyên liệu đã quy hoạch. với vai trò là trung tâm chuỗi, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cũng cần có sự kết nối chặt chẽ với hệ thống thông tin của các thành viên khác trong chuỗi.

Đối với các bộ ngành cũng cần có cơ chế khuyến khích và hỗ trợ phù hợp để tăng cường và mở rộng đầu tư, liên kết, chuyển giao công nghệ theo hướng hình thành các cơ sở chế biến quy mô lớn, công nghệ hiện đại, qua đó tăng được công suất chế biến, tăng tỷ lệ chế biến sâu, tạo sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu cao của thị trường thế giới.

“Cần có cơ chế khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở chế biến hàng nông sản xuất khẩu đầu tư công nghệ mới vào dây chuyền sản xuất chế biến đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu. Nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, xây dựng các thương hiệu mạnh, có uy tín trên thị trường xuất khẩu”- ông Thủy nhấn mạnh.

Thái Thu

Nguồn TBNH: https://thoibaonganhang.vn/5-thach-thuc-doi-voi-xuat-khau-nong-san-viet-155035.html