5 thói quen ăn uống có thể 'phá hủy' nội tạng cực nhanh, nhiều người Việt vẫn vô tư làm mỗi ngày
Những thói quen ăn uống tưởng vô hại nhưng lại âm thầm phá hủy các bộ phận trong cơ thể. Nếu không thay đổi kịp thời sẽ dẫn tới những căn bệnh nguy hiểm, khó chữa trị.
Ăn nhiều muối
Muối là loại gia vị không thể thiếu trong mọi bữa ăn. Tuy nhiên, nhiều người Việt hiện nay có thói quen sử dụng quá nhiều muối trong nấu ăn. Muối chứa nhiều natri, có thể dẫn đến chứng đầy hơi, tích nước trong cơ thể, làm sưng phồng quanh mắt. Ăn mặn trong thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh tim mạch, hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Nếu cơ thể hấp thụ trên 5 gram muối mỗi ngày có thể làm tăng các chất nhày phủ trên niêm mạc dạ dày, thúc đẩy các yếu tốc gây ung thư do vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
Ăn nhiều đường
Để bảo vệ sức khỏe, tốt nhất chúng ta nên hạn chế ăn các loại đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt... Đường khiến chúng ta tăng cân, béo phí, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, gan nhiễm mỡ và các bệnh ung thư như thực quản, ruột, dạ dày...
Ăn đồ chiên nướng
Những món đồ chiên rán thường được tẩm ướp kỹ, có mùi vị thơm ngon, kích thích vị giác và được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc chiên rán hoặc nướng thực phẩm ở nhiệt độ cao có thể sản sinh ra những chất độc, không tốt cho cơ thể như dioxin, hydro cacbon thơm đa vòng…
Ăn quá nhanh
Ăn nhanh khiến thức ăn không được xử lý kỹ ở khoang miệng mà đi trực tiếp vào dạ dày khi vẫn ở dạng thô. Điều này sẽ làm tăng gánh nặng và thời gian làm việc của dạ dày, làm
Ăn nhanh khiến thức ăn không tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô. Điều này sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày.
Ăn quá no
Ăn no khiến dạ dày bị căng quá mức, gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa tăng lên đáng kể. Khi ăn no, dạ dày hoạt động chậm lại, dịch tiêu hóa tiết ra không đủ. Từ đó, thức ăn không được tiêu hóa hết và trở thành trở ngại đối với chức năng tiêu hóa của cơ thể.