5 thói quen khiến tóc mau 'xuống sắc'

Nếu không thực hiện đúng cách, những thói quen hàng ngày như chải tóc, buộc tóc đuôi ngựa cũng có thể khiến da đầu bị yếu và dễ tổn thương.

 Tóc có thể bị yếu và hư tổn do chải, dưỡng không đúng cách. Ảnh minh họa: Jaspereology/Pexels.

Tóc có thể bị yếu và hư tổn do chải, dưỡng không đúng cách. Ảnh minh họa: Jaspereology/Pexels.

So với da, nhiều người ít dành thời gian và sự quan tâm hơn cho mái tóc. Tuy nhiên, để có mái tóc dày, đẹp và chắc khỏe, bạn cần chăm sóc tóc đúng cách, đồng thời tránh những thói quen có thể gây hại.

Dưới đây, New Beauty chia sẻ lời khuyên của các chuyên gia đến từ Viện khoa học & Nghệ thuật Aveda (Mỹ) về 5 điều khiến tóc yếu và dễ hư tổn.

 Cách chải không gây rối là từ ngọn tóc đến chân tóc. Ảnh minh họa: Ron Lach/Pexels.

Cách chải không gây rối là từ ngọn tóc đến chân tóc. Ảnh minh họa: Ron Lach/Pexels.

Chải và gỡ tóc sai cách

Nhà tạo mẫu tóc Neill Tatum lưu ý rằng việc chải và gỡ tóc sai cách có thể làm hỏng tóc.

Thông thường, mọi người bắt đầu chải từ da đầu và kéo xuống ngọn tóc. Nếu cảm thấy đau và nghe thấy tiếng đứt, điều này có nghĩa là tóc rối của bạn bị đứt ra trong lược.

Theo Tatum, bạn nên chải mượt phần ngọn tóc rối trước, sau đó chải ngược dần lên đến chân tóc. Như vậy, những lọn tóc rối sẽ được làm mượt dễ dàng hơn và không bị đứt gãy.

 Kéo tóc quá căng, chặt sẽ ảnh hưởng đến da đầu. Ảnh minh họa: Element Digital/Pexels.

Kéo tóc quá căng, chặt sẽ ảnh hưởng đến da đầu. Ảnh minh họa: Element Digital/Pexels.

Kéo tóc quá chặt

Nhiều người mắc lỗi kéo tóc ra sau quá chặt khi tạo kiểu tóc búi ngược hoặc đuôi ngựa.

Tuy nhiên, theo nhà tạo mẫu tóc Traci Sakosits, làm như vậy sẽ khiến tóc bị căng quá mức. Để khắc phục điều này, bạn nên để tóc ướt một phần và sử dụng lược bàn đệm. Loại lược này giúp da đầu không quá căng và tóc vẫn bóng mượt.

Ngoài ra, cách giữ chặt tóc cũng quan trọng không kém. Sakosits khuyên rằng bạn không nên dùng dây thun vì chúng có lớp phủ gây hại. Thay vào đó, cô gợi ý hãy sử dụng băng đô buộc tóc.

 Giống như mặt, bạn nên tẩy tế bào chết thường xuyên cho da đầu. Ảnh minh họa: Ekaterina Bolovtsova/Pexels.

Giống như mặt, bạn nên tẩy tế bào chết thường xuyên cho da đầu. Ảnh minh họa: Ekaterina Bolovtsova/Pexels.

Không tẩy tế bào chết cho da đầu

Nhà tạo mẫu tóc Tukia Allen cho rằng chúng ta nên chăm sóc da đầu giống như da mặt. Quá trình này bao gồm các bước như dưỡng ẩm, cấp nước và tẩy tế bào chết thường xuyên.

Theo đó, bạn nên tẩy tế bào chết cho da đầu 1-2 lần/ tuần bằng các sản phẩm chuyên dụng hoặc bàn chải tẩy da chết.

Điều này giúp loại bỏ gàu và các hóa chất còn đọng lại, đồng thời tăng cường lưu thông máu, kích thích tóc mọc khỏe hơn.

 Tóc hư tổn do nhiệt rất khó phục hồi. Ảnh minh họa: Element Digital/Pexels.

Tóc hư tổn do nhiệt rất khó phục hồi. Ảnh minh họa: Element Digital/Pexels.

Sử dụng các dụng cụ có nhiệt độ cao

Sử dụng các dụng cụ tạo kiểu có nhiệt độ quá nóng (vượt quá 400 độ C) có thể gây hại cho tóc.

Theo Neill, ngưỡng an toàn dưới 400 độ C sẽ đảm bảo tóc của bạn không bị hư tổn do nhiệt.

Anh thường bắt đầu ở khoảng 325-350 độ C, sau đó tăng dần nếu cần thiết.

 Bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia để tìm đúng sản phẩm chăm sóc tóc hư tổn. Ảnh minh họa: Karolina Grabowska/Pexels.

Bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia để tìm đúng sản phẩm chăm sóc tóc hư tổn. Ảnh minh họa: Karolina Grabowska/Pexels.

Sử dụng sai sản phẩm cho tóc hư tổn

Allen cho biết một sai lầm phổ biến khác là sử dụng sai sản phẩm cho mái tóc hư tổn.

Nhiều người thường chọn các loại dưỡng, gội giàu protein, nhưng độ ẩm cũng là một phần rất quan trọng.

Vì vậy, Allen gợi ý bạn nên nhờ chuyên gia tư vấn để chọn được các sản phẩm phù hợp, có lượng protein và độ ẩm hợp lý.

Bích Ngọc

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/5-thoi-quen-khien-toc-mau-xuong-sac-post1415418.html