Tiểu hành tinh JA5 được phát hiện lần đầu vào năm 2021, có kích thước gần bằng một ngôi nhà, dài khoảng 18 mét. Nó sẽ bay qua Trái Đất vào ngày 6/9 ở khoảng cách 5,1 triệu km.
Tiểu hành tinh QC5 có kích thước tương đương với một chiếc máy bay, khoảng 25 mét. Bay lại gần Trái Đất vào ngày 8/9 ở khoảng cách 4 triệu km.
Tiểu hành tinh GE có kích thước 7,9 mét, cũng bay lại gần Trái Đất vào ngày 8/9 ở khoảng cách 5,7 triệu km.
Tiểu hành tinh QF6 có kích thước 20,7 mét, bay qua Trái Đất vào ngày 10/9 ở khoảng cách 2,6 triệu km.
Tiểu hành tinh QE8 là tiểu hành tinh lớn nhất trong danh sách này, có kích thước 51,8 mét. Nó cũng bay qua Trái Đất vào ngày 10/9, nhưng ở khoảng cách gần hơn, là 1,5 triệu km.
Nhờ hệ thống theo dõi tiểu hành tinh (Asteroid Watch), NASA đã theo dõi và khẳng định rằng tất cả các tiểu hành tinh này không tạo ra nguy cơ va chạm với Trái Đất. Các khoảng cách giữa chúng và Trái Đất đều ở mức an toàn, và kích thước của các tiểu hành tinh này cũng không đủ lớn để gây ra mối đe dọa lớn đối với hành tinh của chúng ta.
Các nhà khoa học ước tính có hàng triệu tiểu hành tinh bay vào bầu khí quyển Trái Đất mỗi năm, nhưng chỉ ít hơn 10.000 trong số đó "sống sót" sau khi ma sát với không khí ở tốc độ cao và cuối cùng đáp xuống mặt đất, sông hồ hoặc đại dương.
Các nhà khoa học đặc biệt chú ý tới các tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm (PHA) – nghĩa là tiểu hành tinh đủ lớn và quỹ đạo đủ gần Trái Đất để có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng nếu quỹ đạo của nó thay đổi và xảy ra va chạm.
Ngay cả thay đổi rất nhỏ trong đường bay của PHA như va chạm với thiên thạch khác hoặc tác động từ lực hấp dẫn cũng có thể khiến chúng đâm thẳng vào Trái Đất. Đó là động lực đằng sau sứ mệnh Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) gần đây của NASA .
Mời quý độc giả xem thêm video: Giải mã bí ẩn hồ nước dưới lòng đất lớn nhất hành tinh.
Thiên Trang (TH)