5 vạn người đổ về Vĩnh Phúc xem các 'ông Cầu' khóa sừng, cáng hầu hạ gục đối thủ

Hơn 5 vạn người đứng kín sân vận động thưởng thức những màn đấu nảy lửa, kịch tính của các 'ông Cầu' tại lễ hội chọi trâu Hải Lựu.

Video: Màn đấu nảy lửa của các 'ông Cầu' tại lễ hội chọi trâu Hải Lựu

Sáng 13/2 (ngày 16 tháng Giêng), hàng vạn du khách thập phương đổ về xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc tham dự lễ hội chọi trâu lâu đời và độc đáo bậc nhất miền Bắc.

Sáng 13/2 (ngày 16 tháng Giêng), hàng vạn du khách thập phương đổ về xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc tham dự lễ hội chọi trâu lâu đời và độc đáo bậc nhất miền Bắc.

Lễ hội chọi trâu Hải Lựu Xuân Ất Tỵ 2025 bao gồm phần lễ diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng, phần hội diễn ra trong hai ngày, 16 và 17 tháng Giêng.

Lễ hội chọi trâu Hải Lựu Xuân Ất Tỵ 2025 bao gồm phần lễ diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng, phần hội diễn ra trong hai ngày, 16 và 17 tháng Giêng.

Trên các khán đài, người dân chen chân từng chút một để có vị trí quan sát tốt nhất. Tiếng trống khai hội vang lên cũng là lúc hàng vạn du khách theo dõi những cú đánh quyết liệt, dũng mãnh của các trâu chọi. Tiếng hò reo, cổ vũ của khán giả khiến cả sân đấu như bùng nổ.

Trên các khán đài, người dân chen chân từng chút một để có vị trí quan sát tốt nhất. Tiếng trống khai hội vang lên cũng là lúc hàng vạn du khách theo dõi những cú đánh quyết liệt, dũng mãnh của các trâu chọi. Tiếng hò reo, cổ vũ của khán giả khiến cả sân đấu như bùng nổ.

Năm nay, 20 trâu chọi (còn gọi là “ông Cầu”) được chia thành 10 cặp đấu ở vòng loại. Trâu nào thắng sẽ tiếp tục vào vòng trong, thi đấu cho đến trận chung kết để xác định trâu vô địch.

Các "ông Cầu” được tuyển chọn kỹ lưỡng từ các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên. Mỗi “ông Cầu” không chỉ là niềm tự hào của thôn làng mà còn gửi gắm ước vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Các "ông Cầu” được tuyển chọn kỹ lưỡng từ các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên. Mỗi “ông Cầu” không chỉ là niềm tự hào của thôn làng mà còn gửi gắm ước vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

 Theo quy định, trâu chọi không kể tuổi nhưng phải là trâu cày, lông đen tuyền, không trắng lưỡi, sừng hướng tiền, mắt nhô nom tựa ốc loa, móng kép, chân to, có vòng ngực hơn 2m trở lên, ngoại hình đẹp... Sới chọi trâu được rào theo hình bầu dục khoảng 300m², đảm bảo an toàn cho người xem.

Theo quy định, trâu chọi không kể tuổi nhưng phải là trâu cày, lông đen tuyền, không trắng lưỡi, sừng hướng tiền, mắt nhô nom tựa ốc loa, móng kép, chân to, có vòng ngực hơn 2m trở lên, ngoại hình đẹp... Sới chọi trâu được rào theo hình bầu dục khoảng 300m², đảm bảo an toàn cho người xem.

Trên sới đấu, các “ông Cầu” liên tục tung những đòn đánh như hổ lao, cáng hầu, cuộn hổ... để hạ gục đối thủ.

Cặp đấu 06-12 tranh sức, đua tài ác liệt với những đòn khóa sừng, móc hầu. Chiến thắng thuộc về con nào có những pha đánh hiểm và sức chịu đòn tốt hơn. Kết thúc lễ hội, tất cả trâu dù thắng hay thua đều sẽ được giết thịt để bán cho du khách và dân làng liên hoan, ăn để lấy may mắn, cầu mong năm mới có sức khỏe.

Cặp đấu 06-12 tranh sức, đua tài ác liệt với những đòn khóa sừng, móc hầu. Chiến thắng thuộc về con nào có những pha đánh hiểm và sức chịu đòn tốt hơn. Kết thúc lễ hội, tất cả trâu dù thắng hay thua đều sẽ được giết thịt để bán cho du khách và dân làng liên hoan, ăn để lấy may mắn, cầu mong năm mới có sức khỏe.

Tương truyền Lễ hội chọi trâu Hải Lựu xuất hiện từ thế kỷ 2 trước Công nguyên, gắn liền với cuộc kháng chiến của Thừa tướng Lữ Gia chống lại quân Hán. Sau mỗi trận thắng, ông tổ chức chọi trâu để khích lệ quân sĩ. Khi ông mất, dân làng lập đền thờ và duy trì lễ hội như một tập tục văn hóa.

Tương truyền Lễ hội chọi trâu Hải Lựu xuất hiện từ thế kỷ 2 trước Công nguyên, gắn liền với cuộc kháng chiến của Thừa tướng Lữ Gia chống lại quân Hán. Sau mỗi trận thắng, ông tổ chức chọi trâu để khích lệ quân sĩ. Khi ông mất, dân làng lập đền thờ và duy trì lễ hội như một tập tục văn hóa.

Sau nhiều thăng trầm lịch sử, lễ hội từng bị gián đoạn vào năm 1947 do chiến tranh và được khôi phục vào năm 2002. Từ đó đến nay, lễ hội thu hút hàng vạn người dân và du khách đến thưởng thức.

Sau nhiều thăng trầm lịch sử, lễ hội từng bị gián đoạn vào năm 1947 do chiến tranh và được khôi phục vào năm 2002. Từ đó đến nay, lễ hội thu hút hàng vạn người dân và du khách đến thưởng thức.

Năm nay, Ban tổ chức đã huy động 380 lực lượng an ninh túc trực, đảm bảo an toàn cho hơn 5 vạn du khách đến với lễ hội.

Năm nay, Ban tổ chức đã huy động 380 lực lượng an ninh túc trực, đảm bảo an toàn cho hơn 5 vạn du khách đến với lễ hội.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/5-van-nguoi-do-ve-vinh-phuc-xem-cac-ong-cau-khoa-sung-cang-hau-ha-guc-doi-thu-ar925559.html