6 dấu hiệu dưới đây để cho thấy giữa mệt mỏi và đột tử gần đến mức nào?
Có thể môi trường và cường độ làm việc của mỗi người là giống nhau nhưng có người vượt qua được sự mệt mỏi, cũng có người lại đột ngột qua đời. Nguyên nhân là do đâu?
Đột tử là gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, đột tử là cái chết đột ngột của một người bình thường khỏe mạnh.
Đột tử thường do xuất huyết não, nhồi máu cơ tim cấp và do một vài bệnh lý khác. Đa phần, các trường hợp đột tử do nhồi máu tim, chiếm hơn 80% các trường hợp đột tử.
Người chết đột ngột có những đặc điểm sau:
- Đã hoặc đang mắc bệnh tim, bệnh mạch vành.
- Mệt mỏi quá mức.
- Dễ bị căng thẳng và kích động.
Những dấu hiệu đột tử vì mệt mỏi
1. Thường xuyên tức ngực
Nói đến tức ngực, có lẽ bạn đã từng bị ít nhất một lần trong đời với cảm giác cực khó chịu như bị một viên đá nặng đè vào ngực. Rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng này.
Nếu bạn thường xuyên bị tức ngực thì phải cảnh giác hơn. Biểu hiện này cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh mạch vành.
Tình trạng này xảy ra do tim đập chậm đột ngột. Có người có thể tự tỉnh lại sau khi ngất đi, nhưng nếu không có khả năng tự tỉnh hoặc không được giúp đỡ để hồi phục thì nguy cơ dẫn đến đột tử rất cao.
Vì vậy, nếu không thể tìm được nguyên nhân bị ngất thì nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
3. Đau ngực
Đau là dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Nếu thường xuyên bị đau ngực, đặc biệt là đau dữ dội, đau quặn thắt và cảm thấy khó thở thì hãy nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Vì áp lực tương đối cao nên một số nhân viên văn phòng thường rơi vào trạng thái mệt mỏi quá độ, điều này cũng mang lại nhiều gánh nặng cho tim mạch.
Nếu lúc này cơ thể ra nhiều mồ hôi thì nên chú ý, đây là tín hiệu trước khi bệnh tim khởi phát, hoặc cũng có thể là dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim.
5. Mắt mờ và chân tay tê cứng
Một số người thường phải làm ca đêm khiến cơ thể bị quá tải, các bệnh về tim mạch, mạch máu não cũng rất dễ tìm đến.
Chính từ đây, đột quỵ có thể ghé đến bất cứ lúc nào. Nếu không thể nhìn rõ một vật, chân tay tê bì một bên, mệt mỏi thường xuyên thì tốt nhất bạn nên đi khám để điều trị kịp thời.
Nếu nhịp tim của một người tăng lên sẽ gây cảm giác hồi hộp. Nói chung, nguy cơ rối loạn nhịp tim khi cơ thể mệt mỏi tương đối thấp nhưng nếu xảy ra thường xuyên thì đó là dấu hiệu cảnh báo cực nguy hiểm đến bạn.
Những cơn rối loạn nhịp tim thất thường có thể phát triển thành rung thất, rung nhĩ kèm theo bệnh lý dẫn truyền tim, nguy hiểm đến tính mạng.
Đồng thời, nếu tim đập chậm còn có thể do chức năng của tế bào tạo nhịp tim bị suy giảm, nếu chậm trong thời gian dài thì nguy cơ đột tử rất cao.
Quy trình sơ cứu đột tử do làm việc quá mức
Đột tử nên được cấp cứu trong vòng 4 phút, tỷ lệ sống sót sẽ giảm 10% cho mỗi phút chậm trễ.
Quá 8 phút, não bộ sẽ bị tổn thương không thể phục hồi, thậm chí nếu có thể tỉnh lại, khả năng trở thành người thực vật rất cao. Quá 10 phút thì khó có thể cứu vãn được.
Nên làm gì trong vòng 4 phút?
- Bước 1: Phán đoán ý thức của bệnh nhân, vỗ vai, gọi tên, bắt mạch… tốt nhất là hoàn thành tất cả trong vòng 10 giây.
- Bước 2: Gọi cấp cứu.
- Bước 3: Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa.
- Bước 4: Ép ngực 30 lần đối với người lớn, 15 lần đối với trẻ em. Nhấn xuống ít nhất 5cm.
- Bước 5: Mở đường thở.
- Bước 6: Hô hấp nhân tạo bằng miệng 2 lần với người lớn, 1 lần với trẻ em.
- Cuối cùng: Lặp đi lặp lại liên tục các bước 4, 5, 6 trong lúc chờ cấp cứu.