6 điều cần có, 3 điều cần tránh trong đời để thành công
Muốn thành công bạn phải làm nhiều thứ, và ít nhất là làm được những điều sau đây.
Câu chuyện con linh dương và bác thợ săn
Ngày xưa, trong rừng sâu kia có 1 con linh dương hay ăn hoa quả chín rụng xuống. Có 1 cái cây nó đặc biệt yêu thích nhưng ở gần cái cây ấy, có 1 người thợ săn thường giăng bẫy bắt linh dưỡng và hươu nai.
Thói quen của ông ta là đặt hoa quả dưới gốc cây làm mồi nhử, sau đó trèo lên cây và thả thòng lọng xuống.
Một hôm, con linh dương đến cái cây mình yêu thích để ăn quả. Dù đang rất đói, nhưng con linh dương vẫn cảnh giác.
Nó nhìn ngó khắp nơi xem có nguy hiểm nào rình rập không. Nó nhìn thấy những trái cây chín thơm ngon hấp dẫn rơi đầy trên mặt đất, rồi tự hỏi sao không có con vật nào tới để ăn, lẽ nào có chuyện gì đó không ổn sao?
Người thợ săn thấy con vật chần chừ mãi không tiến tới ăn, ông ta quá nôn nóng bèn ném thêm hoa quả chín về phía con linh dương, cố dụ nó vào bẫy.
Trong khi đó, con linh dương có thừa sự khôn khéo để hiểu rằng hoa quả rơi từ trên cây thì phải theo phương thẳng đứng. Đằng này, nó lại bay về phía nó 1 cách đáng ngờ. Do đó, nó kiểm tra cái cây thật cẩn thận, và nhìn thấy người thợ săn đang nấp trong những tán lá.
Tuy nhiên, nó lại giả vờ không nhìn thấy người thợ săn.
Nó ngước lên, nói vọng với cái cây: "Bạn cây yêu quý ơi, bạn thường cho tôi hoa quả bằng cách để chúng rơi thẳng xuống mặt đất. Giờ bạn lại ném về phía tôi, bạn chẳng còn giống cái cây nữa rồi.
Nghe thấy những lời này, người thợ săn đã biết được sai lầm của mình, rằng ông ta đã thua con linh dương. Điều đó khiến ông ta tức giận đến nỗi hét lên, "Mày có thể thoát khỏi tao lần này, đồ linh dương láu cá, nhưng lần sau tao sẽ tóm được mày thôi".
Khi người thợ săn không kìm chế được cơn giận mà tự làm lộ mình. Con linh dương liền nói vọng lên:
"Ngươi không những hành xử chẳng giống một cái cây, mà còn giống một gã thợ săn. Đúng là đồ ngốc. Bọn ta khôn ngoan hơn ngươi nhiều".
Hành trang lên đường
Có một hòa thượng muốn đi học tập ở nơi xa. Sư thầy hỏi: “Khi nào con đi?”
“Tuần sau con sẽ đi. Đường xa, con đã nhờ người đan vài đôi giày cỏ, sau khi lấy giày con sẽ lên đường.”
Sự thầy trầm ngâm một lát rồi nói: “Nếu không thì thế này, ta sẽ nhờ các tín chúng quyên tặng giày cho con.”
Không biết sư thầy đã nói với biết bao nhiêu người nhưng ngày hôm đó, có đến vài chục người đem giày đến tặng, chất đầy cả một góc căn phòng thiền.
Sáng hôm sau, lại có người mang một chiếc ô đến tặng cho hòa thượng.
Hòa thượng hỏi: “Tại sao tín chủ lại tặng ô?”
“Sư thầy nói rằng hòa thượng chuẩn bị đi xa, trên đường có thể sẽ gặp mưa lớn, sư thầy nói với tôi liệu tôi có thể tặng hòa thượng một chiếc ô?”
Giờ học buổi tối kết thúc, sư thầy bước vào phòng thiền của hòa thượng: “Giày cỏ và ô đã đủ chưa?”
“Đủ rồi ạ!” – Hòa thượng chỉ vào đống ô và giày cỏ chất cao như ngọn núi nhỏ trong góc phòng. “Nhiều quá rồi thầy ạ, con không thể mang tất cả đi được.”
“Vậy sao được”, sư thầy nói. “Trời có lúc mưa lúc nắng, có ai tiên liệu được con sẽ phải đi bao xa, phải dầm bao nhiêu lần mưa gió. Nhỡ đâu giày cỏ đi rách hết cả, ô cũng mất, lúc đó con phải làm sao?”
Ngừng một lát, ông lại tiếp tục: “Trên đường đi, chắc chắn con sẽ gặp không ít sông suối, mai ta sẽ có lời nhờ tín chúng quyên thuyền, con hãy mang theo…”
Đến lúc này, vị hòa thượng mới hiểu ra ý đồ của sư phụ. Hòa thượng quỳ rạp xuống đất, nói: “Đệ tử sẽ xuất phát ngay bây giờ và sẽ không mang theo bất cứ thứ gì ạ.”
Từ câu chuyện này, chúng ta có thể dễ dàng nhìn ra rằng: Khi làm bất cứ việc gì, điều quan trọng không phải là những vật ngoài thân đã được chuẩn bị kỹ lưỡng hay chưa mà là ta đã đủ quyết tâm hay chưa?
Tóm lại, những người thành công cần nhớ 6 điều cần phải có:
- Cẩn trọng
- Biết bỏ qua hiềm khích, bắt tay làm hòa với kẻ địch vì lợi ích chung
- Kiên định theo đuổi mục tiêu
- Mạnh mẽ, không gục ngã
- Lạc quan trong cả những tình huống khó khăn nhất
- Bao dung với người khác, cũng là bao dung với chính mình
Và 3 điều cần tránh:
- Không chủ quan
- Không bất cẩn
- Không bới móc khuyết điểm của người khác với mục đích thiếu xây dựng, thay vào đó nên dành sức để tìm cách giải quyết vấn đề.