Theo sách “Đại Nam thực lục”, dưới thời trị vì của mình, vua Minh Mạng cùng triều thần tuyển chọn 6 vị tướng kiệt xuất trong nghìn năm sử Việt để thờ tại Võ Miếu ở kinh đô Phú Xuân (Huế). Theo đánh giá của ông vua giỏi trị nước nhà Nguyễn, đây là 6 vị tướng có sự nghiệp rực rỡ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Công liệt rõ ràng, trọn vẹn trước sau, xứng đáng làm gương cho thế hệ sau.
Trong 4 vị tướng kể trên, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là người duy nhất được vua Minh Mạng chọn thờ ở Võ Miếu. Vua Minh Mạng cho rằng: "Trần Quốc Tuấn là vị tướng tinh thông binh pháp, 3 lần đánh tan quân Nguyên - Mông nên ông quá xứng đáng để được tôn thờ".
Theo đánh giá của vua Minh Mạng, Lê Khôi là vị tướng giỏi nhất của nhà Hậu Lê, có công đánh đuổi quân Minh, quét sạch quân Chiêm Thành quấy nhiễu. Vị vua triều Nguyễn đã chọn Lê Khôi thờ ở Võ Miếu.
Vương triều nhà Nguyễn là triều đại có nhiều võ tướng được vua Minh Mạng chọn thờ trong Võ Miếu nhất với 4 người. Đó là 3 vị tướng thời chúa Nguyễn và 1 vị tướng thời nhà Nguyễn.
Nguyễn Văn Trương (1740-1810), một trong “ngũ hổ tướng Gia Định” là hổ tướng triều Nguyễn duy nhất được vua Minh Mạng chọn thờ nơi Võ Miếu. Theo sử sách, Nguyễn Văn Trương vốn người gốc Quảng Nam, vào sinh sống ở Gia Định trước đó.
Vua Minh Mạng đã chọn các tướng Trần Quốc Tuấn đời Trần; Lê Khôi thời nhà Lê; Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến, Tôn Thất Hội (chúa Nguyễn) và Nguyễn Văn Trương (triều Nguyễn) vào thờ ở giải vũ tả hữu nhà Võ Miếu. Hàng năm, vào mùa xuân và mùa thu, một trâu, một dê, hai lợn, năm mâm xôi được lấy làm lễ tế.
Trong số 6 võ tướng được vua Minh Mạng thờ tại Võ Miếu, Nguyễn Hữu Dật (1603-1681), đại công thần của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là cháu 18 đời của Định Quốc công Nguyễn Bặc - vị tể tướng thời nhà Đinh, thủy tổ của dòng họ Nguyễn ở nước ta.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing