6 loại cá chứa thủy ngân và chất độc cao nhất, cả nhà có thích ăn mấy cũng nên hạn chế
Cá được coi là thực phẩm lành mạnh tốt cho cơ thể. Tuy nhiên có 6 loại cá dễ nhiễm thủy ngân và độc tố, tốt nhất nên hạn chế.
Cá rô phi
Cá rô phi rất phổ biến với chúng ta. Loại cá này ăn ngọt thịt, ít xương, nhưng lại có khá nhiều axit béo gây hại giống như mỡ heo. Bởi vậy, ăn nhiều cá rô phi có thể khiến cho lượng cholesterol trong máu tăng cao, rất không tốt cho người tim mạch, huyết áp cao…
Chưa kể, cá rô phi thích sống dưới tầng sâu, rúc bùn, vì thế thường nhiễm kim loại nặng hoặc ký sinh trùng, tốt nhất nên hạn chế ăn.
Cá thu
Cá thu tuy ngon và nhiều chất, nhưng đồng thời nó cũng chứa khá nhiều thủy ngân, tới 110 microgam nhưng lại không thể bài tiết ra ngoài. Cá thu Tây Ban Nha có 8 – 13 microgam thủy ngân. Cá thu Đại Tây Dương là có phần an toàn hơn cả, người lớn có thể ăn 200gr/tháng; trẻ nhỏ có thể ăn 100gr/tháng.
Cá da trơn
Bản thân cá da trơn đã có kích thước lớn nhưng một số người nuôi vẫn dùng đến hóc-môn để làm tăng trọng lượng, nhằm thu lợi nhuận cao hơn. Vì thế, nếu muốn ăn các mẹ nên mua cá da trơn tự nhiên thay vì cá da trơn nuôi thả.
Cá trê
Cá trê rất ngon khi làm món nướng hoặc nấu canh. Chẳng những thế, loài cá này còn được xuất khẩu sang Mỹ với số lượng lớn. Tuy nhiên, tại đây người ta đã tiến hành xét nghiệm và tìm thấy chất tím tinh thể và chất xanh Malachite có trong cá trê.
Cá ngừ
Cá ngừ đại dương chứa rất nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên do nó ở sâu nên có chứa nhiều thủy ngân, nhất là loại cá ngừ vây xanh hay cá ngừ vây đen. Để không ảnh hưởng tới sức khỏe thì người lớn chỉ nên ăn 100gr cá ngừ/tháng còn trẻ nhỏ thì không nên dùng.
Cá chình
Cá chình vừa dễ nhiễm thủy ngân lại vô cùng bẩn do chúng hấp thụ những rác thải công nghiệp và nông nghiệp có trong nguồn nước. Chẳng những cá chình trong nước mà loại nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu cũng có lượng thủy ngân rất cao.