6 thiết bị ngốn tiền điện 80% người không biết

Nhiều người thường nghĩ điều hòa tốn điện nhất mà không biết nhiều loại thiết bị tốn điện trong gia đình khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt.

Nhiều người thường nghĩ điều hòa tốn điện nhất mà không biết nhiều thiết bị khác cũng đang âm thầm "ngốn" điện trong gia đình khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt.

Điều hòa

Hầu hết mọi người sử dụng điều khiển từ xa để tắt điều hòa trực tiếp sau khi sử dụng. Trên thực tế, điều hòa bị tắt theo cách này vẫn ở "chế độ chờ" khiến tăng điện năng tiêu thụ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đồng thời "trạng thái chờ" lâu ngày cũng là một loại tổn thất đối với bản thân máy điều hòa, điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của máy điều hòa và giảm số năm sử dụng. Vì vậy, khi không sử dụng điều hòa, tốt nhất bạn nên tắt nguồn điều hòa để tránh tiêu tốn điện năng.

Tivi

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nguyên lý sử dụng của tivi cũng tương tự như điều hòa. Nếu để ở chế độ chờ lâu cũng sẽ tiêu tốn điện năng nên bạn nên rút phích cắm ra tắt nguồn hoàn toàn. Đặc biệt khi có giông bão, nếu TV ở chế độ chờ thì nguy cơ chập tương đối cao. Vì lý do an toàn và để tiết kiệm điện, hãy nhớ rút phích cắm của tivi sau khi sử dụng. Ở trạng thái không hoạt động, chiếc TV đang cắm điện cũng khiến gia đình tốn thêm khoảng 500.000 đồng tiền điện mỗi năm.

Ấm đun nước siêu tốc

Mặc dù ấm đun nước không phải là thủ phạm tồi tệ nhất cho việc tiêu hao năng lượng, nó vẫn sẽ thêm một số tiền không cần thiết vào hóa đơn. Vì vậy tốt nhất nên rút khỏi nguồn điện khi đã đun xong.

Các thiết bị điện dùng trong phòng tắm

Máy sấy tóc và máy giặt là những thiết bị điện được nhiều gia đình đặt trong phòng tắm, thậm chí còn treo máy sấy tóc lên tường phòng tắm để tiện sử dụng. Đây cũng là một thói quen xấu nghiêm trọng, vì phòng tắm tương đối ẩm ướt và khi giặt giũ hoặc khi tắm, các giọt nước rất dễ bắn tung tóe nên nếu không chú ý hơn khi sử dụng có thể có nguy cơ bị điện giật.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Khuyến cáo sau khi sử dụng máy sấy tóc nên rút nguồn điện kịp thời và bảo quản ở môi trường khô ráo, thoáng mát. Tốt nhất nên rút nguồn điện của máy giặt và lắp nắp chống thấm vào ổ cắm để tránh hơi nước xâm nhập vào ổ cắm điện gây nguy cơ chập dây, rò rỉ.

Máy tính

Máy tính (cả loại để bàn và laptop) vẫn sẽ hoạt động ngầm ngay cả khi đã tắt. Các thiết bị này ngốn khoảng 96W mỗi ngày. Như vậy mỗi tháng, người dùng sẽ tốn thêm 3 số điện cho mỗi chiếc máy tính. Nếu có thói quen để máy ở chế độ “sleep” thì con số này sẽ đội lên hàng chục lần. Để tiết kiệm điện, hãy tắt nguồn và rút phích cắm khi không sử dụng máy tính.

Bộ phát sóng Wifi

Bộ phát sóng Wifi đang trở thành thiết bị không thể thiếu trong các gia đình và chúng thường được bật 24/24. Tuy nhiên, thiết bị này đang “ngốn” từ 2W-20W. Nếu bật cả ngày trong 1 năm, thiết bị này sẽ tiêu thụ khoảng 368 kWh. Tốt hơn hết, hãy ngắt nguồn vào ban đêm khi đi ngủ.

Vì sao thiết bị giữ phích cắm lại ngốn điện?

Theo Bộ Năng lượng Mỹ, các thiết bị vẫn sử dụng năng lượng ngay cả khi chúng đã tắt, ví dụ thường thấy nhất là:

Một thiết bị có thể vẫn sử dụng năng lượng ở dạng đèn báo sáng biểu thị thiết bị đang tắt

Máy tính chỉ đơn giản chuyển sang chế độ ngủ. Máy tính xách tay có thể sử dụng ít nhất 0,82 W hoặc nhiều nhất là 54,8 W khi ở chế độ ngủ, và nhiều hơn nữa khi bật đầy đủ, sạc hoặc ngay cả khi đã sạc đầy.

Bộ sạc vẫn sử dụng điện ngay cả khi thiết bị không được kết nối.

Điện thoại có tính năng màn hình hiển thị khi không sử dụng.

Các thiết bị gia dụng thông minh mới như tủ lạnh, máy giặt và máy sấy có màn hình luôn bật, kết nối internet và điều khiển từ xa.

Năng lượng từ các thiết bị này khi không sử dụng thường được gọi là năng lượng dự phòng nhưng còn có các tên khác như tải ảo, dòng điện nhàn rỗi.

Hoàng Ly

Nguồn Tiêu Dùng: https://tieudung.giadinhonline.vn/6-thiet-bi-ngon-tien-dien-80-nguoi-khong-biet-d9581.html