7 dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị stress
Để nhận diện một người đang bị stress, chúng ta có thể xem xét qua 7 dấu hiệu cơ bản dưới đây.
Thứ nhất là đau cơ: Khi bị đau cổ, đa phần mọi người thường nghĩ đó là do mình đã ngồi trước máy vi tính quá lâu nhưng thực tế, các triệu chứng co cơ bắp có thể là một dấu hiệu của stress.
Để khắc phục tình trạng này, hãy hít thở sâu khoảng 5- 10 lần và tập trung thả lỏng cơ thể. Đối với cổ, hãy cố gắng xoay cổ và xoa bóp nhẹ nhàng.
Thứ hai là co giật mí mắt: Nếu bạn đã từng bị co giật mí mắt thì bạn cần hiểu rằng triệu chứng nhất thời không nên bỏ qua bởi tình trạng này được gọi là blepharospasm (một hình thức rối loạn trương lực cơ).
Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy nhắm mắt lại để mắt được nghỉ ngơi. Ngoài ra nên tránh các công việc khiến cho mắt bạn phải làm việc nhiều. Nếu công việc của bạn thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính, hãy kéo dài công việc thêm 20 phút để nhìn ra ngoài cửa sổ nơi có không gian thoáng đãng.
Thứ ba là cắn móng tay: Nghe có vẻ rất phi lý nhưng việc cắn móng tay có thể là kết quả của sự căng thẳng thần kinh. Cắn móng tay mỗi khi lo lắng là khi chúng ta đã quá căng thẳng và tự làm xao nhãng bản thân bằng hoạt động cắn móng tay. Cắn móng tay là một cách phổ biến mà nhiều phụ nữ lựa chọn để đối phó với cảm giác căng thẳng và lo lắng.
Nếu bạn đang bị căng thẳng, hãy thử nén chặt sự căng thẳng ấy bằng cách gọi điện thoại cho bạn bè hoặc người thân. Hoặc là bạn có thể thư giãn bằng cách đọc sách báo, nghe nhạc, đi dạo…
Thứ tư là sâu răng: Chúng ta đều biết, lười vệ sinh răng miệng sẽ dẫn đến sâu răng, nhưng chính stress cũng là một thủ phạm. Các chuyên gia nói rằng, stress dẫn đến việc bạn thường nghiến răng vào ban đêm, hoặc cả ban ngày. Nghiến răng là một thói quen xấu vì nó sẽ ăn mòn răng, làm tổn hại răng dẫn đến sâu răng.
Để giải quyết vấn đề, bạn hãy chuyển nỗi lo lắng của mình thành những con chữ, dành thời gian để viết ra các vấn đề của bạn, nhìn nhận chúng theo hướng tích cực, và tự đề xuất ra những giải pháp. Nếu nghiến răng là thói quen khó bỏ, thì hãy đến gặp các sĩ nha khoa để tìm cách bảo vệ răng miệng của mình tốt nhất.
Thứ năm là các nốt phát ban: Nghe có vẻ lạ nhưng làn da có thể làm một thước đo khá chuẩn xác về mức độ căng thẳng mà một người đang phải đối mặt. Stress có thể gây ra phát ban. Đó là những vùng da nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng, cánh tay và khuôn mặt. Chứng phát ban được gây ra bởi tác dụng phụ của sự căng thẳng trên các hệ thống miễn dịch histamine đang được tiết ra, gây ra các vết ngứa và mẩn đỏ.
Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, hãy đặt tay vào vùng bụng. Mỗi khi hít vào, tay của bạn sẽ nổi lên và khi thở ra bàn tay sẽ hạ xuống. Hít thở sâu từ 5 đến 10 lần đều đặn trong suốt cả ngày.
Thứ sáu là cảm giác buồn ngủ: Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Đó có thể do bạn quá căng thẳng. Hormone stress sẽ làm tăng lượng adrenaline trong cơ thể bạn khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Sự căng thẳng cũng sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn, bạn sẽ mệt mỏi và cáu kỉnh khi thức dậy.
Để giải quyết vấn đề này, hãy đi ngủ sớm hơn hoặc có một giấc ngủ trưa khoảng 30 phút. Bạn sẽ sẽ tràn đầy năng lượng cho những phần việc còn lại.
Thứ bảy là sự đãng trí: Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng stress mãn tính có thể làm thu hẹp khu hippocampusmột phần của não trước có nhiệm vụ lưu giữ thông tin và hình thành ký ức. May mắn thay, kích thước của khu hippocampus sẽ trở lại bình thường khi mức độ căng thẳng của bạn giảm.
Nếu muốn não của mình hoạt động tốt bạn cần tập thể dục, leo cầu thang hoặc nhảy theo giai điệu sôi động. Tập thể dục sẽ giúp não hoạt động tốt và thậm chí sẽ giúp bạn chịu đựng tốt hơn với những giây phút căng thẳng trong tương lai.
Mức độ căng thẳng trong cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố cá nhân như sức khỏe thể chất, các mối quan hệ, cam kết và trách nhiệm của mỗi người. Ngoài ra, mong đợi từ bản thân hay xã hội, sự hỗ trợ từ người khác và những thay đổi về sức khỏe hay điều kiện sống cũng là những yếu tố gây stress.
Nguồn Công Lý: https://congly.vn/7-dau-hieu-canh-bao-ban-dang-bi-stress-177861.html