7 hành vi của cha mẹ vô tình gieo 'mầm ác' cho con

Các chuyên gia cho rằng, con cái bất hiếu hóa ra hoàn toàn là do cha mẹ 'bồi dưỡng' mà nên. Cách giáo dục không thích đáng của cha mẹ đã để lại 'vết xước' trong tâm hồn con trẻ.

Dưới đây là 7 hành vi thường ngày của cha mẹ khiến con hư:

1. Cha mẹ chiều chuộng quá mức

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không ít đứa trẻ nổi loạn khi lớn lên là chúng có vết thương lòng từ thời thơ ấu nhưng cha mẹ không biết đến điều đó.

Một số khác thì cha mẹ dễ dàng thỏa hiệp, nuông chiều con cái hết lần này đến lần khác, dần dần chúng biết cách để bản thân chiến thắng trong cuộc tranh luận với cha mẹ.

Ví dụ như đứa trẻ khóc lóc đòi bố mua trò chơi đó mặc dù lúc đầu bố mẹ không đồng ý nhưng sau đó vẫn dễ dàng bị thỏa hiệp.

Những năm gần đây, với sự ra đời của khái niệm "giáo dục gia đình", nhiều bậc cha mẹ đã trở nên tỉ mỉ và chu đáo hơn trong việc quan tâm, chăm sóc con cái.

Nhưng sự quan tâm, chiều chuộng quá mức này thường khiến trẻ phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ, thiếu tính tự lập và chiều sâu tình cảm nên dễ có những hành vi như nổi loạn, cố chấp, không tôn trọng người khác.

Vì vậy, khi chăm sóc và nuôi dạy con cái, cha mẹ cần tránh sự quan tâm quá mức và chiều chuộng, dành cho con một khoảng tự do nhất định và không gian để phát triển.

Nhưng sự quan tâm, chiều chuộng quá mức này thường khiến trẻ phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ, thiếu tính tự lập và chiều sâu tình cảm nên dễ có những hành vi như nổi loạn, cố chấp. Ảnh minh họa

Nhưng sự quan tâm, chiều chuộng quá mức này thường khiến trẻ phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ, thiếu tính tự lập và chiều sâu tình cảm nên dễ có những hành vi như nổi loạn, cố chấp. Ảnh minh họa

2. Bố luôn cáu giận

Đại học Cambridge ở Vương quốc Anh từng tiến hành thí nghiệm về mối quan hệ giữa di truyền và tính cách.

Theo đó, người mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới trí thông minh của trẻ, trong khi tính cách của trẻ lại bị ảnh hưởng lớn từ bố.

Nếu có một người cha ôn hòa, trẻ sẽ học được cách giao tiếp tốt, còn ngược lại nếu có một người cha nóng tính, đứa trẻ cũng trở nên hung dữ, luôn giải quyết mọi việc bằng bạo lực.

Bởi vậy, người cha nên hướng dẫn con cách kiềm chế cảm xúc. Biết cách "điều hướng" sự nóng nảy của bản thân bằng những lời ấm áp khoan dung.

Một người cha có thể kiểm soát tốt tính nóng nảy của mình có thể dạy trẻ cách quản lý cảm xúc của chúng. 99% thành công của con đến từ 1% sự thay đổi của người cha.

Nếu có một người cha nóng tính, đứa trẻ cũng trở nên hung dữ, luôn giải quyết mọi việc bằng bạo lực. Ảnh minh họa

Nếu có một người cha nóng tính, đứa trẻ cũng trở nên hung dữ, luôn giải quyết mọi việc bằng bạo lực. Ảnh minh họa

3. Cha mẹ thích khoác lác

Rất nhiều cha mẹ thích khoác lác về tiền bạc, quyền thế trước mặt con trẻ. Như vậy rất dễ khiến cho con cái tiếp thu một loại tư tưởng vụ lợi.

Những kiểu cha mẹ như thế không thể bồi dưỡng nên một đứa con hiếu thuận, hơn nữa còn là tiền đề tạo ra những hành vi tiêu cực cho con.

Đó là nguyên nhân dẫn đến những hành vi phi đạo đức của đứa trẻ, khiến chúng lười lao động, càng thích gây chuyện thị phi.

4. Cha mẹ thiếu thời gian trò chuyện với con cái

Sự chuyển đổi vai trò xã hội, áp lực kép của công việc và trách nhiệm gia đình đã khiến nhiều bậc cha mẹ phớt lờ tầm quan trọng của việc ở bên con cái, thiếu thời gian, sự kiên nhẫn để lắng nghe con cái, hiểu những bối rối và nhu cầu của chúng.

Và nếu cha mẹ không giao tiếp hiệu quả với con cái, trẻ rất dễ bị những người xung quanh dẫn dắt lệch lạc, có những suy nghĩ tiêu cực về gia đình, nhà trường, dễ nổi loạn và khó hiểu người khác.

Vì vậy, cha mẹ cần duy trì giao tiếp hiệu quả với con cái, cố gắng tìm hiểu nhu cầu và trạng thái bên trong của chúng, đồng thời giáo dục và uốn nắn chúng kịp thời nếu phát hiện có bất thường.

5. So sánh trẻ với người khác

Đôi khi mục đích so sánh con với những đứa trẻ khác là để kích thích tinh thần cạnh tranh, thúc đẩy trẻ vượt qua giới hạn bản thân để đạt nhiều thành công hơn nữa.

Tuy nhiên, không có ai giống nhau hoàn toàn. Mỗi đứa trẻ đều có tài năng, sở thích và khả năng phát triển ở mức độ khác biệt.

Nếu phải nhận so sánh, trẻ sẽ trở nên tự ti luôn thấy mình kém cỏi, phát sinh tâm lý oán giận mọi người, cũng như ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ.

6. Cha mẹ kỷ luật quá nghiêm khắc

Ngược lại với sự nuông chiều lại là kỷ luật con cái quá nghiêm khắc, sử dụng bạo lực.

Nhiều cha mẹ vẫn còn suy nghĩ "thương cho roi cho vọt", thậm chí quen với việc giáo dục con cái bằng đòn roi, mắng chửi thậm tệ.

Phụ huynh cứ nghĩ rằng cách này tốt cho sự phát triển của trẻ, giúp con cái ngoan ngoãn vâng lời hơn.

Tuy nhiên bạo lực sẽ gây ra tâm lý nổi loạn của trẻ. Chúng dễ nảy sinh tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi và các cảm xúc xấu khác.

Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Bạo lực sẽ gây ra tâm lý nổi loạn của trẻ. Ảnh minh họa

Bạo lực sẽ gây ra tâm lý nổi loạn của trẻ. Ảnh minh họa

7. Cha mẹ không tuân theo đạo đức xã hội

Cha mẹ luôn là tấm gương phản chiếu của con cái, trước khi dạy con, hãy tự dạy chính mình. Trẻ luôn có thói quen là nhìn vào hành vi của bố mẹ để bắt chước. "Quả" hiện tại của con thực ra là do cha mẹ trồng.

Ví dụ nếu muốn con lễ phép với mình, bố mẹ phải lễ phép với ông bà. Nếu muốn con lịch sự nơi công cộng thì bố mẹ phải biết cách giữ ý, cư xử đúng mực ở chốn đông người.

Dù vô thức hay có ý thức, con cái sẽ học theo những gì cha mẹ làm hơn những điều cha mẹ nói.

Cha mẹ phải luôn nhắc nhở mình tuân thủ đạo đức xã hội, kiềm chế hành vi của mình. Chỉ bằng cách này mới có thể có được một đứa trẻ lễ phép và được yêu mến.

Tường Vy (t/h)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/7-hanh-vi-cua-cha-me-vo-tinh-gieo-mam-ac-cho-con-172250117114626992.htm