Bò rừng hay bò banteng (Bos javanicus). Kích thước: Dài 1,8 - 2,3 mét, nặng 600 - 800 kg. Khu vực phân bố: Trước đây có nhiều ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, ngày nay vùng phân bố đã thu hẹp đáng kể. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Nguy cấp. Ảnh: iNaturalist.
Bò tót (Bos gaurus). Kích thước: Dài 2,5 - 3 mét, nặng 900 - 1.000 kg. Khu vực phân bố: Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Sắp nguy cấp. Ảnh: Thai National Parks.
Bò xám (Bos sauveli). Kích thước: Dài 2 - 2,2 mét, nặng 700 - 900 kg. Khu vực phân bố: Từng ghi nhận sự hiện diện ở Kon Tum, Đắk Lắk, Bình Phước, từ năm 1995 đến nay không còn thông tin gì về loài này, có thể đã bị tuyệt chủng ở Việt Nam. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Cực kỳ nguy cấp. Ảnh: Southeast Asia Globe.
Trâu rừng (Bubalus arnee). Kích thước: Dài 2,5 - 3 mét, nặng 800 - 1.200 kg. Khu vực phân bố: Trước đây được ghi nhận ở nhiều nơi, từ Thừa Thiên Huế cho đến Côn Đảo, Phú Quốc, ngày nay có thể chỉ còn ở Đắk Lắk và Đắk Nông. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Nguy cấp. Ảnh: Wikipedia.
Sao la (Pseudoryx nghetinhensis). Kích thước: Dài 1,3 - 1,5 mét, nặng 80-120 kg. Khu vực phân bố: Nghệ An, Hà Tĩnh (Vườn quốc gia Vụ Quang), Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế (Vườn quốc gia Bạch Mã), loài mới phát hiện vào năm 1992, được mệnh danh là "kỳ lân châu Á". Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Cực kỳ nguy cấp. Ảnh: Centre for Resources Enviroment and Climate Change.
Sơn dương (Capricornis milneedwardsii). Kích thước: Dài 1,4 - 1,8 mét, nặng 120-150 kg. Khu vực phân bố: Sơn La, Cao Bằng, Lai Châu, Lạng Sơn, Hòa Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Sắp nguy cấp. Ảnh: ZooChat.
Bò sừng xoắn (Pseudonovibos spiralis). Kích thước: Không có dữ liệu. Khu vực phân bố: Chưa xác định, chỉ được biết đến qua lời kể của người dân địa phương và một số mẫu sừng được mua tại khu vực biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Không có dữ liệu. Ảnh: Semantic Scholar.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
T.B (tổng hợp)