70% lợi nhuận từ nông sản vào túi tầng lớp trung gian, đời sống nông dân vẫn khốn khó
Chiều 1/11, phát biểu tại phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đại biểu Trần Thị Thanh Lam - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre cho rằng, khó khăn của người dân trong sản xuất nông nghiệp không phải vấn đề mới, nhưng chưa bao giờ là cũ.
Qua tiếp xúc cử tri, các đại biểu Quốc hội nhận được nhiều phản ánh của người dân về các vấn đề chi phí đầu vào sản xuất nông nghiệp ở mức quá cao, tình trạng “được mùa mất giá”, phụ thuộc vào thị trường, thời tiết, thiên tai.
Đại biểu đề nghị Chính phủ, Quốc hội cần xem xét, tiếp tục có những chính sách hợp lý, tạo điều kiện cho người dân gắn bó với nông nghiệp, nông thôn, nâng cao vị trí, vai trò của nông dân, để nông nghiệp luôn là trụ cột vững chãi cho nền kinh tế, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào.
Về khó khăn của doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, đại biểu cho biết, trước tác động của suy thoái kinh tế thế giới, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước có sụt giảm nghiêm trọng, sức tiêu thụ, doanh thu bán hàng trong nước, xuất khẩu giảm làm các doanh nghiệp lâm vào khó khăn. Dù Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng các doanh nghiệp vẫn còn phải chịu nhiều áp lực ở nhiều phía.
Đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp, xem xét giảm lãi suất và tạm thời không thu thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 cho phần chi phí lãi vay không được trừ đối với các doanh nghiệp trong nước theo quy định Nghị định 132 và doanh nghiệp liên kết. Ngoài ra, cần rà soát Nghị định 132 để có quy định hợp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt khó, duy trì sản xuất, phục hồi tiềm lực, tiếp tục đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!