8 cách phòng ngừa bệnh Alzheimer

Alzheimer là bệnh mất trí nhớ phổ biến nhất hiện nay. Bệnh không chữa được, có tính thoái hóa và gây tử vong. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi trên 65, tuy nhiên một số trường hợp có thể phát bệnh sớm hơn. Dưới đây là yếu tố nguy cơ biến chứng thành bệnh Alzheimer và những giải pháp giúp bạn luôn khỏe mạnh.

Béo phì

Béo phì, đặc biệt là ở phụ nữ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer gấp 3 lần so với những người có cân nặng bình thường, còn với đàn ông béo phì, tỷ lệ này là 30%. Chính vì vậy, việc duy trì cân nặng thích hợp, đặc biệt ở độ tuổi trung niên, cũng là một cách làm giảm nguy cơ mất trí nhớ. Thừa cân có thể là một dấu hiệu của chế độ ăn uống nhiều đường và các thực phẩm chế biến, với chế độ ăn Địa Trung Hải (bao gồm nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc; ít thịt và các sản phẩm bơ sữa) có thể làm giảm nguy cơ bệnh Alzheimer lên đến 50%.

Bệnh động mạch cảnh

Khi mảng bám tích tụ trong động mạch cảnh, khiến máu khó di chuyển lên não. Lưu lượng máu bị hạn chế gây tổn thương và chết các tế bào não. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ phải mở động mạch cảnh bị chặn, ngăn ngừa đột quỵ. Tuy nhiên, nhiều người có thể kiểm soát bệnh động mạch cảnh bằng những thói quen lành mạnh như kiểm soát cholesterol và huyết áp, tập thể dục, bỏ hút thuốc.

Huyết áp cao

Giống như bệnh động mạch cảnh, cao huyết áp làm hư hại các mạch máu, ảnh hưởng đến dòng chảy của máu đến não bộ. Những người từng bị đau tim tăng gấp đôi khả năng bị mất trí nhớ. Vì vậy, kiểm soát huyết áp và giảm căng thẳng giúp giảm nguy cơ mắc Alzheimer sau này.

Hoạt động trí não

Theo các nhà khoa học, bộ não cũng giống như cơ bắp, nếu bạn không sử dụng, não sẽ dần thoái hóa. Nếu bộ não không được hoạt động, quá trình lão hóa của não nhanh hơn. Việc hoạt động trí não dù được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều giúp cải thiện hoạt động não bộ. Bạn có thể tham gia một lớp học khiêu vũ, học guitar, hoặc học một ngôn ngữ mới.

Stress

Một số nghiên cứu đã đã tìm ra mối liên quan giữa trầm cảm và tăng nguy cơ mất trí nhớ. Nguyên nhân có thể do những thay đổi trong não có liên quan đến bệnh Alzheimer gây ra các triệu chứng trầm cảm. Theo các chuyên gia y tế, người bị trầm cảm nên tích cực hoạt động xã hội và thể chất để não khỏe mạnh.

Mức độ cao homocysteine

Homocysteine là một axit amin được thực hiện trong quá trình phá vỡ protein. Homocysteine tăng cao ở những người ăn nhiều thịt đỏ, tăng tình trạng viêm, dễ bị suy giảm nhận thức. Vì vậy, thay vì ăn thịt bạn nên ăn nhiều rau lá xanh, trái cây và các loại hạt giúp giảm lượng homocysteine.

Bệnh tiểu đường

Tiểu đường làm thay đổi mạch máu và lưu lượng máu trong cơ thể, do đó sẽ làm thay đổi lưu lượng máu đến não. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh Alzheimer từ kháng insulin trong các tế bào não, hay còn gọi là bệnh tiểu đường tuýp 3 có thể dẫn đến tích tụ protein độc hại và làm chết tế bào não. Do vậy, với những người mắc bệnh tiểu đường, tránh các biến chứng của bệnh là yếu tố cực kỳ quan trọng.

Hút thuốc

Thói quen hút thuốc có thể gây tổn hại mạch máu, dẫn đến mảng bám tích tụ và hạn chế lưu lượng máu đến não giống như những người có vấn đề về tim. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 14% các trường hợp bị Alzheimer trên toàn thế giới có thể là do thuốc lá gây ra và thậm chí dù bạn không hút thuốc mà chỉ hít phải khói thuốc lá cũng bị nguy hiểm. Vì vậy, bỏ thuốc lá không bao giờ là quá muộn.

Trúc Linh (Theo Prevention)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/doi-song/8-cach-phong-ngua-benh-alzheimer/703326.antd