8 loại thực phẩm dễ tổn thương não của trẻ, ba mẹ nên chú ý

Những loại thực phẩm có hại như: cà phê, chế phẩm từ thịt, thực phẩm chứa chì... bạn không nên cho con ăn nhiều vì nó gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.

Thực phẩm chứa chì

Chì là một trong những “sát thủ” đáng sợ của tế bào não. Những thực phẩm có chứa hàm lượng chì quá cao hoặc đi vào cơ thể lâu ngày đều gây tổn thương cho sự phát triển trí não của trẻ.Nên hạn chế cho trẻ ăn các món chứa chì như bỏng ngô, trứng bắc thảo, bia…

Ảnh minh họa.( Nguồn ảnh: Internet)

Ảnh minh họa.( Nguồn ảnh: Internet)

Thực phẩm chứa nhôm

Nếu cho trẻ ăn thực phẩm có hàm lượng nhôm cao, có thể gây giảm trí nhớ, phản ứng chậm chạp và thậm chí dẫn đến mất trí nhớ. Tổ chức Vệ sinh Thế giới khuyến cáo con người mỗi ngày không nên hấp thu hàm lượng nhôm vượt quá 60mg. Ví dụ cụ thể nếu bạn ăn khoảng 50 - 100g bánh quẩy thì thành phần nhôm vào cơ thể sẽ quá tải, làm suy giảm trí nhớ, tư duy chậm chạp.

Trẻ nhỏ dù đã ăn uống cùng với người lớn cũng nên hạn chế món bánh quẩy này. Ngoài ra, mẹ nấu ăn bằng nồi, chảo nhôm cũng nên cân nhắc thay bằng chất liệu khác an toàn hơn, đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, đặc biệt là khi nhà có trẻ nhỏ.

Thực phẩm chứa Peroxy hóa Lipid

Peroxy hóa Lipid nếu được hấp thu vào cơ thể trong thời gian dài sẽ tích tụ lại và gây hại cho sức khỏe, cụ thể là hệ thống các men đóng vai trò chuyển hoa đều bị tổn thương, khiến não bộ lão hóa sớm hoặc dễ bị mất trí nhớ. Để bảo vệ sự phát triển trí não của trẻ, bố mẹ nên trang bị đủ kiến thức về chế độ ăn uống.

Hạn chế tối đa các loại thực phẩm chứa Peroxy hóa Lipid. Điển hình là các món chế biến ở nhiệt độ cao trên 200oC, thậm chí là thức ăn phơi nắng lâu ngày như cá khô, tôm khô, lạp xưởng v.v… Ngoài ra, các món nhiều dầu mỡ khi để ở trong không khí quá lâu cũng dễ biến chất, làm tăng Peroxy hóa Lipid.

Thực phẩm chứa nhiều mì chính

Thực phẩm chứa mì chính sẽ gây ra tình trạng thiếu kẽm nghiêm trọng ở trẻ dưới một tuổi và kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng nhất trong sự phát triển não bộ. Trẻ nếu ăn mì chính quá nhiều có thể gây hoại tử tế bào não. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, lượng tiêu thụ mì chính của người lớn không nên nhiều hơn 4 gram/ngày/người, phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 1 tuổi tuyệt đối không nên ăn mì chính.

Thức ăn ngâm

Thức ăn ngâm bao gồm dưa chua, kim chi, thịt muối, cá muối… và nhiều loại mứt hoa quả, những loại thực phẩm này chứa quá nhiều muối, không chỉ gây tăng huyết áp, xơ cứng động mạch mà còn làm tổn thương các động mạch não, khiến các tế bào não thiếu oxy thiếu máu cục bộ, dẫn đến giảm trí nhớ và chậm phát triển trí tuệ.

Thực phẩm chứa nhiều đường tinh chế

Thực phẩm có đường tinh chế rất hại não. Thông thường đường sucrose và đường nho glucose là vô hại. Tuy nhiên, các nhà sản xuất hiện nay thường thêm đường tinh chế vào thực phẩm chế biến sẵn. Nếu cho trể ăn quá nhiều thực phẩm này có thể gây tổn hại mô não, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tế bào.

Cà phê

Caffeine là một chất kiềm kích thích não bộ của con người. Dưới ảnh hưởng của cà phê, máu được đưa đến não bị suy giảm. Nếu cha mẹ cho con uống quá nhiều cà phê, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Chế phẩm từ thịt

Nhiều gia đình nghĩ rằng, muốn con khỏe mạnh cần phải ăn rất nhiều thịt. Tuy nhiên, theo phân tích khoa học, môi trường cơ thể chứa các chất có tính kiềm nhẹ sẽ có sự an toàn cao hơn nhiều so với axit. Trong khi đó, thịt là món ăn có tính axit cao, nếu ăn nhiều và tích lũy qua thời gian một lượng axit lớn sẽ làm cho não hoạt động chậm lại.

Các thí nghiệm khoa học đã chứng minh rằng, chế độ ăn uống của trẻ nếu có lượng thịt cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/8-loai-thuc-pham-de-ton-thuong-nao-cua-tre-ba-me-nen-chu-y/20230328041151297