Cùng có nguồn gốc từ sữa, nhưng sữa chua lại làm giảm lượng hợp chất sulfit gây mùi cơ thể. Ngoài ra, vitamin D có trong sữa chua giúp chống lại vi khuẩn có trong miệng, làm giảm hôi miệng. Trong khi, sữa có chứa choline có thể cơ thể có mùi khó chịu.
Trà thảo mộc là một nguồn cung chất chống oxy hóa tuyệt vời cho cơ thể. Do đó, khi cơ thể càng ít độc tố sẽ càng có mùi thơm. Mặt khác, cà phê hoặc bất kỳ đồ uống có chứa caffein có thể khiến cơ thể có mùi khó chịu.
Từng có nghiên cứu cho thấy, táo giúp làm trắng răng đồng thời giúp bạn giải quyết hơi thở có mùi hôi. Tuy nhiên, súp lơ có chứa choline, một chất dinh dưỡng giống như vitamin B có thể gây ra mùi hôi cơ thể.
Trái cây họ cam, quýt có mùi thơm tự nhiên và được cơ thể hấp thụ dễ dàng, do đó giúp bạn cải thiện mùi tổng thể một cách nhanh chóng. Trong khi đó, bí đỏ có chứa choline được chuyển hóa thành trimethylamine. Tích tụ trimethylamine trong cơ thể có thể gây ra mùi hôi cơ thể.
Bạch đậu khấu và quế không chỉ là gia vị nêm nếm, kích thích vị giác cho các món ăn, mà còn mang lại cho bạn một mùi thơm tươi mát và dễ chịu kéo dài. Ngược lại, tỏi và hành tây có chứa các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ được chuyển hóa và loại bỏ khỏi cơ thể chủ yếu thông qua các lỗ chân lông, nên sẽ gây ra mùi hôi cơ thể.
Cần tây giúp cơ thể giải phóng pheromone, từ đó khiến bạn có "mùi hấp dẫn" hơn với người khác giới. Trong khi, axit asparagin trong măng tây bị phân hủy thành các hợp chất lưu huỳnh có thể gây ra mùi cơ thể không mong muốn.
Một nghiên cứu cho thấy, phụ nữ cảm nhận mùi cơ thể của những người đàn ông ăn kiêng không thịt đỏ trong hai tuần hấp dẫn và dễ chịu hơn. Còn khi tiêu hóa cá, cơ thể không tỏa các mùi khó chịu tương tự như trong quá trình chuyển hóa thịt đỏ. Vì vậy, nếu có kế hoạch hẹn hò thì bạn nên chọn món cá.
Hạt cỏ cà ri (ảnh phải) giúp cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa và hỗ trợ quá trình loại bỏ độc tố gây mùi hôi ra khỏi cơ thể. Trong khi, tương tự như bí đỏ, hạt bí có chứa hàm lượng cao choline - một tác nhân gây mùi hôi./.
Thiên Bình/VOV.VN