8 tác dụng phụ khi uống thuốc tránh thai chị em phải tránh

Thuốc tránh thai hàng ngày là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều chị em sử dụng vì nó có hiệu quả lên đến 99% nếu sử dụng theo đúng nguyên tắc của thuốc. Tuy nhiên, việc lạm dụng hay sử dụng không đúng cách sẽ dẫn đến tác dụng phụ rất nguy hiểm cho chị em phụ nữ.

Tác dụng của thuốc tránh thai

Có 2 loại uống, cả hai đều chứa các hoóc môn estrogen và progesteron tổng hợp. Loại phối hợp chứa cả hai hoóc môn estrogen và progesterone, trong khi loại “mini” chỉ chứa hoóc môn progestin.

Thuốc cũng được sử dụng không phải để tránh thai nhằm điều trị các tình trạng bệnh như:

- Điều hòa kinh nguyệt

- Kinh nguyệt không đều

- Băng kinh (kinh nguyệt nhiều)

- Thống kinh (đau bụng khi có kinh)

- Lạc nội mạc tử cung

- Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và rối loạn tâm trạng tiền kinh nguyệt (PMDD)

- Trứng cá, rậm lông và rụng tóc (hói)

- Giảm nguy cơ u nang vú, u nang buồng trứng, bệnh viêm vùng tiểu khung (PID) và chửa ngoài tử cung.

Thuốc tránh thai uống cũng được như một biện pháp để phòng ngừa ung thư buồng trứng và ung thư tử cung. không ngăn ngừa được bệnh lây qua đường tình dục.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai

1. Ra máu âm đạo

Một trong những hàng ngày nói riêng và các loại nói chung là tình trạng ra máu âm đạo. Hiện tượng này thường xuất hiện trong vòng 3 tháng đầu sau khi dùng thuốc, đến vỉ thứ 3 hiện tượng này sẽ giảm đi rõ rệt. Nên đi khám bác sĩ nếu bị ra máu từ 5 ngày trở lên trong khi đang dùng thuốc hoặc bị ra máu nhiều trong 3 ngày trở lên.

2.Sưng đau ngực

Trong vài tuần đầu tiên uống thuốc tránh thai, bạn sẽ thấy ngực mình to và đau hơn bình thường. Hiện tượng sưng đau ngực thường hay gặp khi dùng các dạng progesti. Tuy nhiên, cũng tương tự như hiện tượng chảy máu âm đạo, triệu chứng này cũng sẽ tự hết sau vài tuần khi cơ thể đã thích ứng với sự hiện diện của thuốc. Nếu thấy xuất hiện u cục hoặc đau kéo dài không hết thì cần đi khám bác sĩ.

3.Không thấy kinh nguyệt

Có những khi mặc dù thuốc được uống đúng, song kinh nguyệt vẫn không diễn ra. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến điều này như stress bên ngoài, ốm đau, đi lại hoặc đúng lúc có những bất thường về nội tiết hoặc tuyến giáp. Nếu không thấy kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt rất ít khi đang dùng thuốc, nên thử thai trước khi uống vỉ thuốc tiếp theo và liên hệ với bác sĩ nếu điều này tiếp tục xảy ra.

4. Tăng cân

Mặc dù các nghiên cứu lâm sàng không cho thấy uống khiến cân nặng thay đổi, song một số phụ nữ bị giữ nước nhiều hơn, nhất là ở vùng ngực và hông.

5.Tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo

Một trong những phụ khác của hàng ngày là làm bạn tăng nguy cơ bị nhiễm cấm âm đạo. làm thay đổi sự cân bằng của hormone trong cơ thể, đặc biệt là estrogen và progesterone. Mức estrogen cao hơn có thể gây nhiễm nấm men.

6. Buồn nôn

Buồn nôn nhẹ có thể xảy ra khi bắt đầu dùng thuốc. Tuy nhiên, triệu chứng buồn nôn thường tự hết sau một thời gian ngắn. Một giải pháp là uống thuốc cùng với thức ăn hoặc khi đi ngủ. Hãy gặp bác sĩ nếu bị buồn nôn nặng hoặc kéo dài.

7.Giảm ha muốn tình dục

Các chuyên gia cũng khẳng định việc sử dụng với liều lượng thấp lâu ngày còn làm tăng cảm giác đau khi quan hệ tình dục, dễ dẫn đến bệnh viêm vùng chậu mãn tính.Sở dĩ có hiện tượng này là do nội tiết tố nữ bị biến động khiến trứng không thể rụng, lượng estrogen luôn duy trì ở mức thấp làm giảm ham muốn tình dục, dịch tiết âm đạo giảm khiến cảm giảm đau rát, khó chịu khi có giao hợp tăng lên.

8. Suy giảm thị lực

Việc dùng lâu ngày sẽ làm giảm thị lực của mắt, triệu chứng điển hình nhất là mắt bị khô do thay đổi nội tiết tố. Từ bị khô mắt sẽ có thể kéo theo nhiều di chứng hệ lụy khác liên quan đến mắt.

Lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai

- Những người bị bệnh tim, bệnh gan, huyết áp cao, đái đường, người trên 35 tuổi hút thuốc lá, người đang sử dụng thuốc chữa lao và những người phát hiện có ung thư ở vú hoặc sinh dục... thì không nên sử dụng thuốc tránh thai

- Bạn cần chú ý uống viên hàng ngày đều đặn bởi nếu không tuân thủ đúng, quên uống thuốc cũng gây rối loạn kinh nguyệt. Để dễ nhớ, bạn nên uống vào một giờ nhất định.

- Khi dùng hàng ngày, bạn nên tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần.

- Bạn nên ngừng uống 2 - 3 tháng trước khi quyết định thụ thai.

Theo Khỏe & Đẹp

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/8-tac-dung-phu-khi-uong-thuoc-tranh-thai-chi-em-phai-tranh/20210211102855349