9 tháng năm 2025, Bộ Công thương bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu, phát triển thị trường trong nước như thế nào?
Ngày 4/4, tại buổi họp báo thường kỳ Quý I/2025 của Bộ Công thương, lãnh đạo Bộ cho biết, trong những tháng tiếp theo, ngành Công thương sẽ bảo đảm nguồn cung hàng hóa bằng nhiều giải pháp.
Theo lãnh đạo Bộ Công thương, mặc dù các kết quả trong quý I/2025 rất khả quan nhưng vẫn cần tập trung theo dõi sát tình hình để kịp thời ứng phó vì còn những khó khăn, thách thức tiềm ẩn.
Do đó, trong những tháng tiếp theo, ngoài việc thực hiện tích cực, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ, trong thời gian tới ngành Công Thương sẽ tập trung triển khai các nội dung như sau:
Kích cầu tiêu dùng, tạo động lực tăng trưởng mới
Tăng cường triển khai Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", đẩy mạnh phong trào tiêu dùng sản phẩm nội địa trên các kênh thương mại truyền thống và thương mại điện tử.
Tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung, hội chợ thương mại, sự kiện xúc tiến tiêu dùng tại các đô thị lớn và khu vực có tiềm năng tiêu thụ cao.

Ngày 4/4, tại buổi họp báo thường kỳ Quý I/2025 của Bộ Công thương, lãnh đạo Bộ cho biết, trong những tháng tiếp theo, ngành Công thương sẽ bảo đảm nguồn cung hàng hóa bằng nhiều giải pháp...
Khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số để cá nhân hóa các chương trình ưu đãi, giúp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng và gia tăng hiệu quả mua sắm.
Phát triển các mô hình tiêu dùng kết hợp trải nghiệm, như trung tâm thương mại số, kết hợp thương mại - văn hóa - du lịch,… giúp người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm dễ dàng hơn.
Khuyến khích các sàn thương mại điện tử lớn triển khai chương trình hỗ trợ tiêu thụ hàng Việt, phát động phong trào Gian hàng Việt, sản phẩm Việt trên nền tảng số.
Đảm bảo nguồn cung ổn định, tối ưu hóa chuỗi cung ứng
Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất và lưu thông hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo nguồn cung ổn định và giảm thiểu tác động từ biến động kinh tế bên ngoài.
Phát triển hệ thống logistics thông minh, kết hợp kho bãi hiện đại, trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) để tối ưu vận chuyển, giảm chi phí phân phối.
Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về cung - cầu và giá cả hàng hóa, giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất và kinh doanh.

Theo Bộ Công thương, các doanh nghiệp sản xuất và lưu thông hàng hóa sẽ được hỗ trợ, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo nguồn cung ổn định và giảm thiểu tác động từ biến động kinh tế bên ngoài. Ảnh: Bảo Loan
Tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị hàng hóa, gắn kết sản xuất với hệ thống phân phối, thực hiện tốt các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, hình thành chuỗi liên kết hàng thuần Việt.
Thúc đẩy việc kết nối cung cầu hàng hóa giữa nhà sản xuất trong nước và các kênh phân phối hiện đại, từ đó mở rộng tiêu thụ sản phẩm nội địa trên toàn quốc.
Phát triển hạ tầng thương mại hiện đại, thúc đẩy chuyển đổi số
Đẩy mạnh thương mại điện tử và mô hình bán lẻ đa kênh, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia thị trường số, tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
Nâng cao vai trò của các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi trong phục vụ nhu cầu tiêu dùng hiện đại, đảm bảo nguồn hàng đa dạng và chất lượng.
Cải tạo và nâng cấp hạ tầng thương mại truyền thống, kết hợp với các mô hình bán lẻ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại chợ truyền thống.
Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, thúc đẩy giao dịch số và nâng cao tính minh bạch trong thương mại.
Thu hút đầu tư vào các mô hình bán lẻ thông minh, như cửa hàng tự động, thanh toán qua nhận diện sinh trắc học, logistics thông minh, giúp hiện đại hóa ngành bán lẻ.
Tăng cường kết nối cung - cầu, bảo đảm ổn định thị trường
Tăng cường liên kết giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, giảm khâu trung gian, giúp giá cả hợp lý và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm Việt.
Thực hiện chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, hải đảo, mở rộng hệ thống phân phối hàng hóa để người dân dễ dàng tiếp cận sản phẩm chất lượng.
Phối hợp với các địa phương xây dựng phương án cân đối cung - cầu, bình ổn giá cả, đặc biệt trong các dịp cao điểm để tránh hiện tượng khan hàng, sốt giá.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Phối hợp với các Bộ, ngành trong công tác điều hành giá, đặc biệt đối với các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng… nhằm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngoài ra, Bộ Công thương tập trung chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa; tăng cường công tác phòng vệ thương mại và thúc đẩy sản xuất công nghiệp...
Những dự án bất động sản đang triển khai tại Đông Anh năm 2025