99% diện tích có nước phục vụ gieo cấy lúa đông xuân 2023-2024
Theo Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đợt 2 lấy nước gieo cấy lúa vụ đông xuân 2023-2024, khu vực Trung du và đồng bằng Bắc Bộ bắt đầu từ 0 giờ ngày 18 đến 24 giờ ngày 21/2 (tổng cộng 4 ngày).
Trong thời gian này, các hồ chứa thủy điện vận hành bảo đảm dòng chảy đủ để đẩy mặn, mực nước cho các trạm bơm dã chiến và các công trình đã được nâng cấp hoạt động.
Theo đó, mực nước tại trạm thủy văn Sơn Tây trung bình đạt khoảng 1,8 đến 2m và mực nước tại trạm bơm Đại Định (Vĩnh Phúc) thấp nhất đạt 2m.
Đến ngày 21/2 (kết thúc đợt 2 lấy nước), diện tích có nước gieo cấy lúa đông xuân 2023-2024 khu vực Trung du và đồng bằng Bắc Bộ là 486.650ha/492.946ha, đạt 99% kế hoạch.
Cục phó Thủy lợi Nguyễn Hồng Khanh
Bên cạnh đó, với dòng chảy được bổ sung từ các hồ chứa thủy điện, các công trình thủy lợi đã được cải tạo, sửa chữa, nâng cấp đủ điều kiện để vận hành lấy nước. Các địa phương tiếp tục vận hành công trình thủy lợi đưa nước lên ruộng để cấp đủ cho các diện tích gieo cấy và tích trữ phục vụ tưới dưỡng.
Cục phó Thủy lợi Nguyễn Hồng Khanh cho biết: “Đến ngày 21/2 (kết thúc đợt 2 lấy nước), diện tích có nước gieo cấy lúa đông xuân 2023-2024 khu vực Trung du và đồng bằng Bắc Bộ là 486.650 ha/492.946 ha, đạt 99% kế hoạch”.
Các tỉnh chưa hoàn thành 100% diện tích gồm: Hải Phòng (98%), Hải Dương (98%), Vĩnh Phúc (98%), Hà Nội (95%). Trong đó, diện tích phụ thuộc vào dòng chảy sông Hồng khoảng 1.870ha, ở thành phố Hà Nội với 1.300ha và thành phố Hải Phòng là 570ha. Các diện tích này sẽ tiếp tục được các địa phương vận hành các trạm bơm dã chiến để cấp đủ nguồn nước cho gieo cấy.
Để bảo đảm yêu cầu phục vụ sản xuất, vừa bảo đảm tiết kiệm nước để phát điện trong điều kiện nguồn nước ngày càng khó khăn, Cục Thủy lợi đề nghị các địa phương đánh giá, tổng kết công tác lấy nước vụ đông xuân 2023-2024, rút kinh nghiệm để triển khai công tác lấy nước tiết kiệm, hiệu quả hơn trong các năm tới.
Các tỉnh chưa hoàn thành 100% diện tích gồm: Hải Phòng (98%), Hải Dương (98%), Vĩnh Phúc (98%), Hà Nội (95%). Trong đó, diện tích phụ thuộc vào dòng chảy sông Hồng khoảng 1.870ha, ở thành phố Hà Nội với 1.300ha và thành phố Hải Phòng là 570ha.
Đối với thành phố Hà Nội cần chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường giải pháp bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất; tỉnh Vĩnh Phúc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện đầu tư xây dựng nâng cấp, bổ sung công suất các trạm bơm Đại Định, Bạch Hạc, Liễu Trì, bảo đảm chủ động vận hành không phụ thuộc dòng chảy bổ sung từ các hồ chứa thủy điện, đáp ứng việc giảm dần/không có các đợt điều tiết bổ sung dòng chảy từ các hồ chứa thủy điện…