Afghanistan, nơi Nga và Trung Quốc bắt đầu một sự kết hợp toàn diện
Nga đang tổ chức một cuộc họp với các thủ lĩnh cấp cao của Taliban ở Moscow trong tuần này. Đây được xem như một phần trong kế hoạch hợp tác chiến lược toàn diện mà Trung Quốc và Nga đang tiến hành.
Afghanistan chỉ là nơi bắt đầu
Afghanistan từng đại diện cho một điều gì đó nghịch lý đối với cả Trung Quốc lẫn Nga. Một mặt họ lo sợ về sự hiện diện quân sự của Mỹ ngay trước cửa nhà. Mặt khác, họ vẫn thầm vui vì Washington đã gánh hộ cho họ trách nhiệm về tình hình an ninh phức tạp tại Afghanistan và các khu vực lân cận trong hàng chục năm trước đây.
Các thành viên cấp cao Taliban tham dự các cuộc đàm phán quốc tế về Afghanistan tại Moscow vào hôm thứ Tư vừa qua - Ảnh: Reuters
Bởi vậy, sau khi Mỹ rút quân và để lại một mớ hỗn độn, Trung Quốc và Nga buộc phải đứng ra để giải quyết các vấn đề tại Afghanistan, cùng nhau khám phá các lựa chọn. Cả hai đã công khai mối quan hệ với Taliban rất lâu trước khi Kabul thất thủ. Họ cũng đều để lại sự hiện diện ngoại giao từ khi Taliban lên nắm quyền. Tại Liên Hợp Quốc, Nga và Trung Quốc đều thúc đẩy dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Taliban.
Hiện, Trung Quốc còn củng cố căn cứ của mình ở Tajikistan, tiến hành một số cuộc tập trận song phương với lực lượng đặc biệt nước này. Trong khi đó, Nga đang tiếp tục tăng cường sự hiện diện quân sự tại đây, với 7.000 binh lính và tham gia các cuộc tập trận khu vực lớn, với cả Tajikistan lẫn Uzbekistan.
Hai nước này cũng đang tham gia các cuộc tập trận quân sự chung quy mô lớn trên đất Nga, bao gồm các cuộc tập trận thường xuyên được giám sát bởi Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Hiệp ước an ninh Á-Âu bao gồm Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Ấn Độ, Pakistan và Tajikistan.
Cuộc tập trận chống khủng bố trong Sứ mệnh Hòa bình SCO vào năm nay đã được các phương tiện truyền thông Nga đề cập là có liên quan đến Afghanistan. Truyền thông Trung Quốc chú ý hơn đến các mối liên hệ với Afghanistan, nhưng vẫn không bỏ qua các vấn đề này.
Ngay từ ban đầu, Trung Quốc và Nga đã làm việc với nhau cả trước và sau cuộc đảo chính tại Kabul, để cố gắng tác động đến chính quyền Taliban. Đại sứ Trung Quốc tại Afghanistan mới đây đã tuyên bố viện trợ một cách rầm rộ, sau đó tổ chức một buổi lễ tràn ngập ánh sáng, trước khi trình bày với người đồng cấp Afghanistan.
Trung Quốc đang sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu đầu tư của Taliban. Các công ty Trung Quốc đang thực hiện 2 dự án khai thác lớn từng bế tắc dưới thời chính phủ trước. Hiện họ đang thúc giục Taliban xem có thể khởi động lại hoạt động hay không. Các cuộc thảo luận cũng đang được tiến hành để mở lại hành lang vận tải hàng không giữa Trung Quốc và Afghanistan, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.
Tuy nhiên, Nga lại không tìm kiếm các đối sách hoặc đề nghị hỗ trợ nào trong số này, thay vào đó quyết định khởi động lại lộ trình can dự quốc tế liên quan tới Taliban, đồng thời thúc đẩy Mỹ và phương Tây thực hiện dự luật tái thiết. Đây là cách mà Nga muốn gây ảnh hưởng với Taliban để điều chỉnh hành vi trong việc xây dựng một chính phủ tập trung.
Sau khi Mỹ rút lui khỏi, Trung Quốc và Nga đã chung tay giải quyết các vấn đề tại Afghanistan và trong khu vực - Ảnh: Reuters
Khi kinh tế Trung Quốc và quân sự Nga gặp nhau!
Cả Trung Quốc và Nga đều nhận ra rằng, việc Taliban thiết lập một chính phủ tập trung sẽ là một cấu trúc mang lại sự ổn định trong khu vực. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận ra Nga làm điều gì đó một cách rõ ràng hơn.
Các đề xuất đa điểm mà Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh G-20 hồi đầu tháng là một tuyên bố lặp đi lặp lại một cách rõ ràng: không có kẻ khủng bố trên đất Afghanistan, hỗ trợ nhân đạo, không trừng phạt chính phủ Taliban.
Trong khi đó, sự đóng góp của đặc phái viên Nga Zamir Kabulov cho thấy sự hiểu biết sâu sắc và có mục tiêu hơn. Chính sách ngoại giao cứng rắn nhưng phù hợp của ông phản ánh đúng sự hiểu biết lịch sử lâu dài của Nga về khu vực này.
Để rồi, một sự phân công công việc giữa Trung Quốc và Nga đang dần hình thành!
Hiện, Nga đang luôn đi đầu trong việc yêu cầu quốc tế công nhận Taliban như một chính phủ hợp pháp trên đất Afghanistan. Trên thực tế, Nga đang cung cấp các đảm bảo an ninh cứng rắn ở Trung Á và dẫn đầu các cuộc tập trận quân sự. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ gây ảnh hưởng lớn tại Afghanistan và khu vực thông qua các khoản đầu tư và tài trợ về kinh tế.
Có thể đây cũng là một mô hình chung về vai trò của Trung Quốc và Nga đối với nhau trên trường quốc tế tới đây. Bắc Kinh sẽ sử dụng các nguồn lực tài chính của mình để giành thêm đồng minh và tạo ảnh hưởng, trong khi Nga đóng vai một nhà lãnh đạo năng nổ và một nhà quân sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Nga có thể hưởng lợi từ việc tận dụng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc sẽ có nhiều thời gian để củng cố sức mạnh mềm, do Nga đã phụ trách các vấn đề an ninh và chính trị trong khu vực và trên thế giới.
Sự kết hợp nói trên được các chuyên gia đánh giá sẽ mang lại một sức mạnh lớn, giúp Trung Quốc và Nga có tầm ảnh hưởng sâu rộng về mọi mặt tới đây.