Ai đặt quốc hiệu nước ta là Việt Nam?

Quốc hiệu Việt Nam xuất hiện ngay từ trước đó nhưng đến thời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn lại đổi quốc hiệu thành Đại Nam.

Vị vua lập quốc hiệu nước ta là Việt Nam: Quốc hiệu Việt Nam xuất hiện ngay từ thời vua Gia Long năm 1804. Đến thời vua Minh Mạng (1820-1841), nhà Nguyễn lại đổi quốc hiệu thành Đại Nam.

Vị vua lập quốc hiệu nước ta là Việt Nam: Quốc hiệu Việt Nam xuất hiện ngay từ thời vua Gia Long năm 1804. Đến thời vua Minh Mạng (1820-1841), nhà Nguyễn lại đổi quốc hiệu thành Đại Nam.

Vị vua lập quốc hiệu nước ta là Đại Việt: Lý Thánh Tông là vị hoàng đế thứ ba của hoàng triều Lý nước Đại Việt, trị vì từ tháng 11/1054 đến khi qua đời năm 1072. Ngay sau khi lên ngôi, vua đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt. Đây là quốc hiệu tồn tại lâu nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, với 723 năm.

 Dưới thời vua Quang Trung, quốc hiệu của nước ta vẫn có tên Đại Việt. Đây là sự tiếp nối quốc hiệu từ thời Lý, Trần.

Dưới thời vua Quang Trung, quốc hiệu của nước ta vẫn có tên Đại Việt. Đây là sự tiếp nối quốc hiệu từ thời Lý, Trần.

 Vị vua lập quốc hiệu nước ta là Đại Cồ Việt: Sau khi lên ngôi năm 968, Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng) đặt quốc hiệu nước ta là Đại Cồ Việt, định đô ở Hoa Lư, Ninh Bình. Đây là quốc hiệu đầu tiên của nước ta sau thời kỳ Bắc thuộc.

Vị vua lập quốc hiệu nước ta là Đại Cồ Việt: Sau khi lên ngôi năm 968, Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng) đặt quốc hiệu nước ta là Đại Cồ Việt, định đô ở Hoa Lư, Ninh Bình. Đây là quốc hiệu đầu tiên của nước ta sau thời kỳ Bắc thuộc.

 Đại Cồ Việt là quốc hiệu của nước ta từ năm 968 đến 1054, với 2 kinh đô khác nhau (từ 968-1009 đóng đô ở Hoa Lư, Ninh Bình; từ năm 1010 đến 1054 đóng đô ở Thăng Long).

Đại Cồ Việt là quốc hiệu của nước ta từ năm 968 đến 1054, với 2 kinh đô khác nhau (từ 968-1009 đóng đô ở Hoa Lư, Ninh Bình; từ năm 1010 đến 1054 đóng đô ở Thăng Long).

 Vị vua lập quốc hiệu nước ta là Đại Ngu: Sau khi truất ngôi nhà Trần vào năm 1400, Hồ Quý Ly đã đổi quốc hiệu nước ta từ Đại Việt thành Đại Ngu. Đại Ngu, theo nghĩa Hán - Việt, là sự yên vui, hòa bình. Ý Hồ Quý Ly muốn xây dựng một đất nước hùng cường, nhân dân sống yên vui, tiếc là nhà Hồ không được lòng dân nên sớm tan rã.

Vị vua lập quốc hiệu nước ta là Đại Ngu: Sau khi truất ngôi nhà Trần vào năm 1400, Hồ Quý Ly đã đổi quốc hiệu nước ta từ Đại Việt thành Đại Ngu. Đại Ngu, theo nghĩa Hán - Việt, là sự yên vui, hòa bình. Ý Hồ Quý Ly muốn xây dựng một đất nước hùng cường, nhân dân sống yên vui, tiếc là nhà Hồ không được lòng dân nên sớm tan rã.

 Vị vua lập quốc hiệu nước ta là Âu Lạc: Âu Lạc là quốc hiệu nước ta dưới thời vua An Dương Vương. Đây là thời kỳ nối tiếp giai đoạn Văn Lang thời các vua Hùng nên các nhà sử học thường gọi chung là thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc.

Vị vua lập quốc hiệu nước ta là Âu Lạc: Âu Lạc là quốc hiệu nước ta dưới thời vua An Dương Vương. Đây là thời kỳ nối tiếp giai đoạn Văn Lang thời các vua Hùng nên các nhà sử học thường gọi chung là thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc.

 Thời kỳ nước ta không có quốc hiệu: Trong giai đoạn nước ta bị chế độ phong kiến phương Bắc đô hộ (179 TCN-938), và giai đoạn bị thực dân Pháp xâm lược (1884-1945).

Thời kỳ nước ta không có quốc hiệu: Trong giai đoạn nước ta bị chế độ phong kiến phương Bắc đô hộ (179 TCN-938), và giai đoạn bị thực dân Pháp xâm lược (1884-1945).

Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/ai-dat-quoc-hieu-nuoc-ta-la-viet-nam/20210121093227496