Để du lịch nơi vùng đất huyền thoại của tỉnh Bình Phước cất cánh

Huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh và khu du lịch sóc Bom Bo, nơi lưu giữ nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc S'Tiêng. Tuy nhiên, nơi đây còn nhiều hạn chế để phát triển du lịch bền vững.

Tối ngày 8/11, trong khuôn khổ lễ hội "Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo" (diễn ra từ 3 ngày 8 đến 10/11), tại huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước đã diễn ra Hội nghị khởi nghiệp du lịch. Hội nghị nhằm ra mắt và công bố tour du lịch kết nối Bù Đăng với chủ đề "Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo".

Phát biểu tại hội nghị, ông Vũ Thanh Ngữ, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước cho biết, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, rất cần có sự nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương.

Từ các cấp ủy, chính quyền địa phương đến các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch, người dân và cộng đồng dân cư có sự quan tâm, gắn kết giữa các hoạt động du lịch, các điểm đến du lịch và các dịch vụ du lịch tạo thành một chương trình tour, một chuỗi các giá trị, cung ứng tới các du khách.

Tiết mục múa “Tiếng chày trên sóc Bom Bo”

Tiết mục múa “Tiếng chày trên sóc Bom Bo”

Ông Vũ Thanh Ngữ, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước.

Ông Vũ Thanh Ngữ, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước.

Tuy nhiên, huyện Bù Đăng vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế trong quá trình phát triển du lịch. Cơ chế, chính sách hiện hành còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư.

Để khắc phục tình trạng này, địa phương đang tích cực kêu gọi sự tham gia của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch. Việc hoàn thành cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành sẽ tạo một cú hích lớn cho sự phát triển của ngành du lịch Bù Đăng.

Bộ đàn đá của huyện Bù Đăng đang giữ kỷ lục lớn nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại, cùng với 50 bộ đàn đá chế bản sẽ được diễn tấu trong lễ hội “Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo” diễn ra từ ngày 8 đến 10/11 tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo.

Bộ đàn đá của huyện Bù Đăng đang giữ kỷ lục lớn nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại, cùng với 50 bộ đàn đá chế bản sẽ được diễn tấu trong lễ hội “Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo” diễn ra từ ngày 8 đến 10/11 tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo.

Ông Vũ Văn Mười, Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng cho biết, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng địa phương sẽ nỗ lực, cố gắng để phát triển du lịch trong thời gian tới. Đặc biệt là phát triển du lịch cộng đồng, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

"Chúng tôi sẽ tập trung, vận động trong nhân dân về làm du lịch, cách làm du lịch và học hỏi ở các địa phương để phát triển du lịch cộng đồng. Chúng tôi sẽ tham mưu UBND tỉnh thu hút các nhà đầu tư về lĩnh vực nhà hàng, khách sạn và lĩnh vực du lịch nói chung", ông Mười nói.

Lễ hội “Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo” diễn ra từ ngày 8 đến 10-/11, tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo, huyện Bù Đăng.

Lễ hội “Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo” diễn ra từ ngày 8 đến 10-/11, tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo, huyện Bù Đăng.

Huyện Bù Đăng với vị trí địa lý thuận lợi giáp tỉnh Đăk Nông, Đồng Nai, Lâm Đồng và sở hữu tiềm năng du lịch lớn. Nơi đây nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh như thác Đứng, thác Voi và khu du lịch sóc Bom Bo, nơi lưu giữ nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc S'Tiêng. Đặc biệt, huyện Bù Đăng là một trong những trung tâm văn hóa cồng chiêng của Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Với 34 dân tộc anh em cùng sinh sống, huyện Bù Đăng sở hữu một kho tàng văn hóa đa dạng và độc đáo. Các lễ hội truyền thống, nghề thủ công, ẩm thực địa phương tạo nên những trải nghiệm du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên, để phát triển du lịch bền vững, huyện Bù Đăng vẫn còn một số hạn chế như: thiếu các điểm vui chơi, ăn uống và nghỉ ngơi. Hệ thống giao thông cũng cần được đầu tư nâng cấp để thuận tiện cho du khách di chuyển.

Nguyễn Văn Khánh

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/de-du-lich-noi-vung-dat-huyen-thoai-cua-tinh-binh-phuoc-cat-canh-20424110822101561.htm