Ai là người giàu nhất Sài Gòn vào thế kỷ XIX?

Ông được nhận định không chỉ là người giàu nhất Sài Gòn mà còn thuộc vào hàng giàu nhất Đông Dương trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

1. Ông là ai?

Lê Phát Đạt
Đỗ Hữu Phương
Lý Tường Quan
Hứa Bổn Hỏa

Chính xác

Vào cuối thế kỷ XIX, Sài Gòn nổi lên tứ đại phú hào, tiếng tăm tới mức dân gian còn truyền nhau câu “Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Hỏa”. Người đứng đầu trong tứ đại phú hào là ông Nhất Sỹ (1841-1900, sau này được gọi Huyện Sỹ), tên thật Lê Phát Đạt. Dù xuất thân trong một gia đình không quá giàu có nhưng nhờ năng lực bản thân, Lê Phát Đạt đã nhanh chóng trở thành người giàu có bậc nhất đất Sài Gòn.

2. Công việc nào bắt đầu giúp ông trở nên giàu có?

Buôn vải
Buôn đất
Buôn đồ gốm
Trồng lúa

Chính xác

Ông từng có tuổi thơ nghèo khó khi phải đi làm nghề lái đò chở lương thực thuê cho dân làng để lấy tiền phụ giúp gia đình. Về sau, một linh mục người Pháp thương cho gia cảnh nên nhận ông làm con đỡ đầu, cho đi du học.

Khi ông Sỹ đi du học về cũng là lúc dân cư bỏ ruộng đất đi tản mát khắp nơi. Ông chớp cơ hội dùng tiền để dành khi đi du học để mua một số thửa đất có địa thế tốt và thuê người gieo trồng lúa. Không ngờ năm đó mưa thuận gió hòa, lúa lên xanh tốt nên vụ mùa bội thu, ông Sỹ thu về lượng lớn thóc gạo.

Nhận thấy lợi ích từ đầu tư vào ruộng lúa, ông Sỹ lập tức đi vay mượn tiền của bạn bè để mua đất khắp khu vực Tân An, Đức Hòa, Đức Huệ. Liên tiếp mấy vụ mùa bội thu giúp ông Sỹ thu về đầy ắp của cải. Nhờ đó, ông bắt đầu trở nên giàu có.

3. Ông có mối quan hệ ra sao với vua Bảo Đại?

Bố vợ
Ông ngoại
Cụ ngoại

Chính xác

Nhất Sĩ là ông ngoại của Nam Phương hoàng hậu - vợ của vua Bảo Đại. Dù vậy, mức độ giàu có của ông Huyện Sỹ còn lớn hơn rất nhiều lần so với vua Bảo Đại. Tương truyền, khi gả cháu cho vua, gia đình Huyện Sỹ đã hồi môn cho cháu ngoại hơn 20.000 lượng vàng.

Trong thời kì giàu có bậc nhất, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia để thuê người canh tác. Ở miền Tây, ruộng đất của Lê Phát Đạt được ví như “cò bay mỏi cánh không hết”.

4. Ông hiến đất và tài sản để làm gì?

Xây dựng trường học
Xây dựng nhà thờ
Xây dựng chùa
Làm đường

Chính xác

Gia đình Huyện Sỹ dù giàu có nhưng không có lối sống xa hoa, tiêu xài hoang phí. Ông Huyện Sỹ cũng tự nguyện hiến đất và 1/7 tài sản của mình để xây dựng nên nhà thờ Huyện Sỹ, nhà thờ Chí Hòa ở TP.HCM ngày nay. Con trai của ông sau đó cũng bỏ tiền xây nhà thờ Hạnh Thông Tây, nay thuộc quận Gò Vấp, TP.HCM.

5. Người con nào của ông được phong tước An Định Vương?

Lê Phát An
Lê Phát Thanh
Lê Phát Vĩnh
Lê Phát Vĩnh

Chính xác

Trưởng nam của Huyện Sỹ là Lê Phát An từng được vua Bảo Đại phong tước An Định Vương. Ông Lê Phát An là người hiếm hoi khi ấy “không hoàng thân quốc thích” nhưng được lên vị trí cao như vậy.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/ai-la-nguoi-giau-nhat-sai-gon-vao-the-ky-xix-2229099.html