Ðầm Dơi 40 năm phát triển

Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ðầm Dơi đang vui mừng tổ chức kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập huyện (17/12/1984-17/12/2024).

Huyện Ðầm Dơi cách trung tâm tỉnh Cà Mau khoảng 30 km về phía Ðông Nam. Trong những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Ðầm Dơi là một phần trong địa giới hành chính của huyện Ngọc Hiển, là vùng căn cứ địa vững chắc của tỉnh, miền Tây Nam Bộ và cả Nam Bộ. Sau ngày giải phóng, theo Quyết định số 168-HÐBT, ngày 17/12/1984, đã thành lập, đổi tên huyện Ngọc Hiển thành huyện Ðầm Dơi, gồm các xã: Tân Duyệt, Tân Thuận, Tạ An Khương, Tân Tiến, Trần Phán, Tân Ðức, Nguyễn Huân, Thanh Tùng, Quách Phẩm và thị trấn Ðầm Dơi. Năm 1986, huyện Ðầm Dơi có tới 23 xã, thị trấn; sau đó nhiều lần tách, ghép xã, đến nay địa giới hành chính của huyện được phân định thành 15 xã, 1 thị trấn và 132 ấp, khóm; dân số 176.588 người; có 12 dân tộc cùng sinh sống; cơ cấu kinh tế của huyện nuôi thủy sản, dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp; thu nhập bình quân đầu người 62 triệu đồng.

Trung tâm huyện lỵ Ðầm Dơi hôm nay.

Trung tâm huyện lỵ Ðầm Dơi hôm nay.

Huyện Ðầm Dơi có diện tích tự nhiên 82.606 ha, chủ yếu là đất nông nghiệp nuôi thủy sản; có 25 km bờ biển với 3 cửa sông chính thông ra biển (Hố Gùi, Gành Hào và Giá Cao), đây là tiềm năng để huyện Ðầm Dơi phát triển ngành kinh tế biển và làm giàu từ biển. Hiện vùng biển của huyện có 4 dự án điện gió, trong đó đã triển khai và đưa vào khai thác Dự án Ðiện gió Cà Mau 1A (138 trụ điện), Dự án Ðiện gió Cà Mau 1B (lắp 19 tua bin).

Huyện được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư 4 dự án điện gió: Dự án Ðiện gió Cà Mau 1A (138 trụ điện), Dự án Ðiện gió Cà Mau 1B (lắp 19 tua bin), Dự án Ðiện gió Cà Mau 1C và Dự án Ðiện gió Tân Thuận. (Trong ảnh: Tua bin Dự án Ðiện gió Tân Thuận, nhìn từ cửa Giá Lồng Ðèn, xã Tân Tiến, huyện Ðầm Dơi).

Huyện được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư 4 dự án điện gió: Dự án Ðiện gió Cà Mau 1A (138 trụ điện), Dự án Ðiện gió Cà Mau 1B (lắp 19 tua bin), Dự án Ðiện gió Cà Mau 1C và Dự án Ðiện gió Tân Thuận. (Trong ảnh: Tua bin Dự án Ðiện gió Tân Thuận, nhìn từ cửa Giá Lồng Ðèn, xã Tân Tiến, huyện Ðầm Dơi).

Những năm qua, với tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực, quyết tâm, Ðảng bộ và quân, dân huyện Ðầm Dơi đã vượt qua những khó khăn, thử thách, đưa kinh tế - xã hội huyện nhà ngày càng phát triển, nâng cao đời sống Nhân dân. Kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải ngày càng hoàn thiện. Toàn huyện có 14 tuyến đường ô tô về trung tâm 15 xã, với tổng chiều dài 158,72 km. Trên địa bàn đã hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án hạ tầng giao thông chính, kết nối với TP Cà Mau và các vùng lân cận như đường trục Ðông - Tây (đoạn từ cầu Bảy Háp - xã Tân Thuận)... Công tác giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng đời sống văn hóa luôn được quan tâm; quốc phòng - an ninh được giữ vững; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố, kiện toàn.

Kết cấu hạ tầng, giao thông ngày càng hoàn thiện. (Ảnh: Tuyến đường Cà Mau - Ðầm Dơi nâng cấp, mở rộng, đưa vào sử dụng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển).

Kết cấu hạ tầng, giao thông ngày càng hoàn thiện. (Ảnh: Tuyến đường Cà Mau - Ðầm Dơi nâng cấp, mở rộng, đưa vào sử dụng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển).

Cầu Gành Hào (nối liền xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi với huyện Ðông Hải, tỉnh Bạc Liêu) dần hoàn thành. Ðây là cơ hội phát triển kinh tế - xã hội xã Tân Thuận nói riêng, huyện Ðầm Dơi nói chung.

Cầu Gành Hào (nối liền xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi với huyện Ðông Hải, tỉnh Bạc Liêu) dần hoàn thành. Ðây là cơ hội phát triển kinh tế - xã hội xã Tân Thuận nói riêng, huyện Ðầm Dơi nói chung.

Qua 40 năm xây dựng và phát triển, Ðảng bộ và quân, dân huyện Ðầm Dơi đạt nhiều thành tích nổi bật, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua; UBND tỉnh tặng 2 Cờ thi đua xuất sắc và nhiều bằng khen về thành tích lao động xuất sắc hằng năm.

Huyện Ðầm Dơi luôn là lá cờ đầu về chất lượng dạy và học, toàn huyện có 62 trường học, có 48 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. (Trong ảnh: Trường THPT Ðầm Dơi, ngôi trường luôn đi đầu trong các phong trào thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp...).

Huyện Ðầm Dơi luôn là lá cờ đầu về chất lượng dạy và học, toàn huyện có 62 trường học, có 48 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. (Trong ảnh: Trường THPT Ðầm Dơi, ngôi trường luôn đi đầu trong các phong trào thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp...).

Huyện phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới, được Nhân dân ủng hộ. Huyện có 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 1 xã (Tân Dân) đạt xã NTM nâng cao. (Ảnh chụp tại xã Tân Ðức).

Huyện phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới, được Nhân dân ủng hộ. Huyện có 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 1 xã (Tân Dân) đạt xã NTM nâng cao. (Ảnh chụp tại xã Tân Ðức).

Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương Ðầm Dơi anh hùng, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo, Ðảng bộ, quân và dân huyện Ðầm Dơi sẽ tiếp tục phấn đấu gặt hái thêm những thành tựu mới, góp phần xây dựng quê hương Cà Mau giàu đẹp.

Huyện có 62.059 ha nuôi thủy sản, đặc biệt diện tích tôm siêu thâm canh 1.540 ha, năng suất bình quân 25-30 tấn/ha/vụ.

Huyện có 62.059 ha nuôi thủy sản, đặc biệt diện tích tôm siêu thâm canh 1.540 ha, năng suất bình quân 25-30 tấn/ha/vụ.

Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, huyện có 43 sản phẩm OCOP, trong đó 10 sản phẩm đạt 4 sao, 33 sản phẩm đạt 3 sao. (Ảnh: Sản phẩm của Cơ sở tôm khô Ngọc Giàu, xã Tân Tiến đạt chuẩn 4 sao).

Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, huyện có 43 sản phẩm OCOP, trong đó 10 sản phẩm đạt 4 sao, 33 sản phẩm đạt 3 sao. (Ảnh: Sản phẩm của Cơ sở tôm khô Ngọc Giàu, xã Tân Tiến đạt chuẩn 4 sao).

Huỳnh Lâm thực hiện

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/dam-doi-40-nam-phat-trien-a36161.html