Ăn cháo lòng thường xuyên mà không biết những điều cấm kỵ này thì chỉ có 'miệng làm hại thân'

Cháo lòng vốn là món ăn ngon và bổ dưỡng được khá nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách thì có thể phản tác dụng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng của cháo lòng

Nội tạng là các bộ phận bên trong của động vật như gan, thận, tim, dạ dày… có hàm lượng calo tương tự như thịt nạc (từ 100-150 calo mỗi 100 gram), chúng có cùng hàm lượng protein (khoảng 16-22% trọng lượng, trừ não và tủy) và hàm lượng chất béo tương tự (trung bình từ 5-7%) chủ yếu là chất béo bão hòa & lượng cholesterol rất cao, muối vô cơ hay vitamin đều rất phong phú.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Các Vitamin tan trong chất béo chỉ có ở trong gan, thận. Một điểm chung ở gan, thận, tim, não có nhiều cholesterol và photphatit. Gan có nhiều vitamin A và D, quan trọng nhất là hàm lượng sắt rất cao, có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu, mù màu, còi xương.

Tim có hàm lượng natri thấp và rất nhiều chất sắt. Nó cũng chứa selen, kẽm, phốt pho, niacin và riboflavin. Óc giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C. Huyết động vật cũng có rất nhiều chất dinh dưỡng, có Protein, Sắt và các loại Vitamin. Dạ dày bò chứa Vitamin B12 và một lượng đáng kể Protein. Lòng bò cũng thường được sử dụng trong việc đưa ra các loại thịt chế biến như xúc xích…

Tuy nhiên, nhìn chung nội tạng động vật gồm thận, dạ dày, ruột, tim, lưỡi, và gan có chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt và nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu có hại cho tim mạch, đặc biệt đối với người cao tuổi, người béo phì và người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa: tiểu đường, huyết áp cao, gút..

Những lưu ý khi ăn cháo lòng:

1. Bà bầu không nên ăn cháo lòng

1. Bà bầu không nên ăn cháo lòng

Như chúng ta đã biết, các nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn,vi rút, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người. Chẳng hạn như lòng lợn rất bẩn.

Ngoài ra, nếu gan động vật chăn nuôi không vệ sinh (do ăn thức ăn chăn nuôi nhiễm nấm mốc) nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin cao – chất có khả năng gây ung thư gan ở người.

Đặc biệt, nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis hay kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu (tiết), lòng ruột nội tạng và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn.

Khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng… chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Điều này cực nguy hại cho sức khỏe bà bầu.

2. Không ăn cháo lòng khi người bị cảm, mệt mỏi

Cháo lòng chứa nhiều cholesterol nên quá trình tiêu hóa sẽ trở nên khó khăn hơn và bạn dễ gặp tình trạng đầy bụng, khó tiếu. Nguyên nhân là do khi cơ thể suy yếu, chức năng của hệ tiêu hóa cũng suy giảm. Chính vì vậy, cháo lòng không phải là món ăn thích hợp trong giai đoạn này.

Tốt nhất khi bị cảm hoặc mệt mỏi, thay vì ăn cháo lòng, bạn nên dùng cháo nóng có hành hoặc tía tô để giải cảm cũng như bảo vệ sức khỏe.

3. Không ăn cháo lòng khi có đường tiêu hóa kém

Nội tạng động vật có thể chứa lượng lớn vi khuẩn E.Coli và các vi khuẩn gây bệnh về đường ruột như tiêu chảy, tả, lỵ…

Với những người vốn có hệ tiêu hóa kém, nếu ăn phải cháo lòng nấu không chín kỹ hoặc thực phẩm không được chế biến an toàn thì có thể mắc phải một số bệnh nhiễm khuẩn và bệnh ký sinh trùng.

4. Người béo phì hoặc mắc các bệnh tim mạch nên hạn chế ăn cháo lòng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng protein và cholesterol trong nội tạng động vật rất cao. Những người cao tuổi hoặc mắc bệnh tim mạch cần kiêng ăn cháo lòng vì nó có thể khiến huyết áp tăng cao, tăng cholestetol máu, xơ vữa động mạch, thậm chí gây biến chứng tim mạch nguy hiểm.

Trên đây là những điều bạn cần lưu ý khi ăn cháo lòng. Hãy lưu lại để bảo vệ sức khỏe chính mình.

Theo Khỏe và Đẹp

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/an-chao-long-thuong-xuyen-ma-khong-biet-nhung-dieu-cam-ky-nay-thi-chi-co-mieng-lam-hai-than/20230407030014408