Ấn Độ gây sức ép với ông Putin để nhanh chóng bàn giao hệ thống S-400 đã mua

New Delhi được cho là gây sức ép để Moscow bàn giao hệ thống phòng không S-400 đã đặt mua trong bối cảnh Nga lại tìm cách trì hoãn bàn giao cho tới năm 2026.

Nga một lần nữa trì hoãn việc chuyển giao hai tổ hợp phòng không S-400 còn lại, Moscow nêu lùi thời hạn bàn giao sang năm 2026.

Với bối cảnh địa chính trị phức tạp với các quốc gia láng giềng, Ấn Độ đã thúc giục Nga chuyển giao ngay các tổ hợp phòng không S-400 còn lại.

Yêu cầu này đã được nêu bật trong chuyến thăm Nga gần đây của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Mặc dù Moscow đã hứa sẽ xem xét yêu cầu này, nhưng vẫn chưa có ngày giao hàng cụ thể nào được đưa ra.

Yêu cầu này đã được nêu bật trong chuyến thăm Nga gần đây của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Mặc dù Moscow đã hứa sẽ xem xét yêu cầu này, nhưng vẫn chưa có ngày giao hàng cụ thể nào được đưa ra.

"Ấn Độ đã yêu cầu phía Nga trong các cuộc đàm phán gần đây đẩy nhanh việc giao hàng để đáp ứng các yêu cầu của phòng không Ấn Độ". Đáp lại, phía Nga đã đảm bảo rằng họ sẽ xem xét vấn đề này.

"Ấn Độ đã yêu cầu phía Nga trong các cuộc đàm phán gần đây đẩy nhanh việc giao hàng để đáp ứng các yêu cầu của phòng không Ấn Độ". Đáp lại, phía Nga đã đảm bảo rằng họ sẽ xem xét vấn đề này.

Nga đã thông báo với Ấn Độ rằng việc chuyển giao tổ hợp thứ tư và thứ năm của hệ thống S-400 sẽ bị trì hoãn, hiện dự kiến là vào tháng 3 và tháng 10 năm 2026. Sự chậm trễ này được cho là do xung đột đang diễn ra ở Ukraine.

Nga đã thông báo với Ấn Độ rằng việc chuyển giao tổ hợp thứ tư và thứ năm của hệ thống S-400 sẽ bị trì hoãn, hiện dự kiến là vào tháng 3 và tháng 10 năm 2026. Sự chậm trễ này được cho là do xung đột đang diễn ra ở Ukraine.

Quay trở lại năm 2018, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận trị giá 5,43 tỷ đô la cho năm phi đội S-400. Ba tổ hợp đã được tiếp nhận và đang đồn trú ở các khu vực phía đông và phía tây để chống lại các mối đe dọa từ Trung Quốc và Pakistan.

Hệ thống phòng không hiện đại S-400 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, máy bay chiến đấu và UAV của đối phương bay cách xa tới 400 km.

Ngoài xung đột Ukraine, những bất ổn xung quanh các khoản thanh toán cũng đã làm chậm quá trình giao hàng này. Vào năm 2023, khoảng 3 tỷ USD tiền thanh toán của S-400 được cho là đã bị đình trệ.

Cả hai quốc gia đang nỗ lực tránh các giao dịch bằng đô la do nguy cơ tiềm ẩn về lệnh trừng phạt của Mỹ theo CAATSA (Đạo luật chống lại các đối thủ của Hoa Kỳ thông qua lệnh trừng phạt).

Những nỗ lực thanh toán thông qua thỏa thuận Rupee-Rúp đã không giải quyết được vấn đề do mất cân bằng thương mại đáng kể và sự tích lũy Rupee trong các ngân hàng Ấn Độ.

Vào tháng 7 năm 2019, chính phủ Ấn Độ đã tuyên trước quốc hội nước này rằng việc giao hàng toàn bộ S-400 "có khả năng sẽ được thực hiện vào tháng 4 năm 2023".

Nhưng tính đến đầu năm 2023, các quan chức lại dự kiến việc giao hàng sẽ hoàn tất vào cuối năm hoặc đầu năm 2024 mà không có thêm sự chậm trễ nào thêm nữa.

Việc Ấn Độ mua S-400 diễn ra trong bối cảnh các sự kiện địa chính trị quan trọng như cuộc không kích Balakot năm 2019 ở Pakistan, và cuộc đụng độ ở Thung lũng Galwan năm 2020 với Trung Quốc.

Các hệ thống S-400 được bố trí ở dãy Himalaya có khả năng vươn bảo vệ các khu vực rộng lớn để chống lại các mối đe dọa từ các nước láng giềng.

Trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Modi, cả hai quốc gia đã tiến gần hơn đến việc hoàn tất việc thành lập các cơ sở bảo dưỡng và sửa chữa tại Ấn Độ cho hệ thống phòng không S-400.

Theo các nguồn tin, các cuộc đàm phán giữa Ấn Độ và công ty Almaz-Antey của Nga gần như đã hoàn tất. Các kế hoạch bao gồm thành lập hai trung tâm bảo dưỡng và bắt đầu sản xuất phụ tùng S-400 tại Ấn Độ vào năm 2028.

Dự án tiềm năng này được xây dựng dựa trên các cuộc thảo luận do Tổng giám đốc điều hành Rostec Sergey Chemezov khởi xướng vào năm 2019, trong đó xem xét việc sản xuất S-400 tại Ấn Độ.

Ấn Độ không phải là quốc gia duy nhất phải đối mặt với những thách thức về nguồn cung quốc phòng từ Nga sau xung đột Đông Âu xảy ra.

Nga cũng không chuyển giao vũ khí trị giá khoảng 400 triệu USD mà Armenia đã trả cho Moscow.

Thỏa thuận vũ khí không thành công này đã làm căng thẳng thêm quan hệ Nga-Armenia, thúc đẩy Armenia đa dạng hóa nguồn nhập khẩu vũ khí, chuyển sang phương Tây và Ấn Độ.

S-400 của Nga là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa được thiết kế để thay thế S-300.

Ban đầu được phát triển để chống lại các mối đe dọa trên không như tên lửa và máy bay, tuy nhiên hệ thống này đã chứng tỏ tính linh hoạt trong cuộc xung đột đang diễn ra, bằng cách được sử dụng để tấn công mặt đất tại các thành phố của Ukraine.

Theo Pravda, một tiểu đoàn S-400 tiêu biểu bao gồm 8 bệ phóng với 32 tên lửa, có giá khoảng 200 triệu USD. Mỗi bệ phóng có thể mang các loại tên lửa khác nhau với tầm bắn từ 40 đến 400 km. Tiểu đoàn cũng có radar gắn trên xe tải, một sở chỉ huy di động và nhiều bệ phóng.

Trước cuộc xung đột ở Ukraine, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế đã công nhận S-400 là "một trong những hệ thống phòng không tinh vi nhất thế giới". Được giới thiệu vào năm 2007, S-400 đã củng cố danh tiếng là một phần đáng gờm trong kho vũ khí quân sự của Nga.

Với việc F-16 sắp đến Ukraine, giới chuyên gia dự đoán một cuộc đối đầu căng thẳng giữa tiêm kích này với hệ thống phòng không S-400.

Các chuyên gia tin rằng bất kỳ máy bay F-16 nào ở Ukraine bay vào phạm vi S-400 sẽ trở thành mục tiêu, trong khi các phi công F-16 của Ukraine sẽ ưu tiên tiêu diệt hệ thống S-400.

Giới phân tích nhận định, tính cơ động của S-400 đảm bảo triển khai nhanh chóng. Khả năng radar tiên tiến của nó cung cấp cho Ấn Độ khả năng giám sát sâu vào biên giới Trung Quốc-Pakistan, tăng cường nhận thức tình hình và phản ứng.

Cơ quan quốc phòng Ấn Độ sẽ đặc biệt quan tâm đến kịch bản F-16 so với S-400 tại Đông Âu, vì Pakistan, đối thủ lâu năm của họ, đang vận hành F-16.

Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, đã phải đối mặt với sự tẩy chay và bị loại khỏi chương trình F-35 vì mua hệ thống S-400 của Nga.

Hiện S-400 được coi là "con gà đẻ trứng vàng" của Nga khi mà nhiều quốc gia đang mong muốn sở hữu tổ hợp phòng không này.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/an-do-gay-suc-ep-voi-ong-putin-de-nhanh-chong-ban-giao-he-thong-s-400-da-mua-post582883.antd