Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã công bố yêu cầu về chương trình Xe chiến đấu tương lai (FRCV) để đấu thầu quốc tế. Xe tăng mới sẽ phải đáp ứng yêu cầu hoạt động tốt trong nhiều điều kiện khí hậu và địa hình, bao gồm cả sa mạc hoặc độ cao lớn. Theo kế hoạch sơ bộ, Ấn Độ sẽ mua ít nhất 1.700 xe tăng và phục vụ đến năm 2050.
Ấn Độ đang đặt ra những yêu cầu lớn đối với FRCV. New Delhi muốn một chiếc xe tăng có công nghệ hiện đại, bao gồm cả chế độ tự hành và thậm chí cả trí thông minh nhân tạo.
Chương trình FRCV hiện chưa rõ một số nội dung, như xe tăng sẽ do nước ngoài sản xuất hoàn toàn, hay phải theo chương trình “Sản xuất tại Ấn Độ? Tuy nhiên lập trường không nhất quán của chính phủ Ấn Độ, dẫn đến nhiều dự án quốc phòng của nước chậm tiến độ.
Một số yêu cầu của loại xe tăng mới của Ấn Độ đã được tiết lộ, họ muốn có một chiếc xe tăng từ 40 đến 50 tấn, có khả năng cơ động cao và công suất động cơ lớn. Đặc điểm này cho thấy, New Delhi sẽ cố gắng tìm một loại xe tăng cơ động hơn T-72M Ajeya hiện có.
Yêu cầu về hỏa lực của xe tăng là không thiếu. Ngoài loại đạn tiêu chuẩn được sử dụng bởi pháo của xe tăng, xe tăng cũng có khả năng phóng tên lửa (ATGM) qua nòng pháo. Thiết bị quan sát ngày và đêm, hệ thống điều khiển hỏa lực tự động, cảm biến mối đe dọa, cũng như hệ thống theo dõi đa chức năng.
Ngoài khả năng bảo vệ thụ động, chủ động, cảm biến, pháo… xe tăng cần có công nghệ tàng hình; có khả năng chiến đấu trong môi trường mạng; có hệ thống quản lý chiến trường hiện đại, lấy mạng làm trung tâm; có khả năng chống vũ khí hóa học, sinh học, hạt nhân (NBC).
Ấn Độ muốn xe tăng mới của mình, có thể dễ dàng vận chuyển bằng máy bay vận tải quân sự và dễ bảo dưỡng. Chúng ta có thể thấy rằng, Ấn Độ đang tìm kiếm một loại xe tăng thế hệ tiếp theo có yêu cầu rất cao và thực sự là quá nhiều …yêu cầu
Chốt lại là loại xe tăng mới của Ấn Độ, phải có lợi thế trước mọi loại xe tăng của đối thủ Trung Quốc. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, sẽ có bao nhiêu nhà sản xuất có thể đáp ứng những yêu cầu này, khi chắc chắn có rất ít nhà sản xuất trên thế giới đáp ứng tất cả các yêu cầu của New Delhi.
Mỹ chỉ có thể cung cấp M1 Abrams, và loại xe tăng này đang tiếp tục được hiện đại hóa với phiên bản mới nhất của M1A2 SEP V3. Tuy nhiên một số yêu cầu của Ấn Độ như về trọng lượng, khả năng hoạt động trong mọi điều kiện địa hình (nhất là khu vực cao nguyên), M1A2 hoàn toàn không đáp ứng.
Người Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu dự án xe tăng chiến đấu Altay từ nhiều năm trước với hai mục tiêu chính, thay thế số xe tăng của họ và xuất khẩu ra nước ngoài. Nhưng nhiều thông số của xe tăng Altay, không đáp ứng được yêu cầu Ấn Độ.
Các lựa chọn của Đức và Pháp cũng đang được đưa ra để có thể đàm phán. Ví dụ như Leopard 2A7V có một số cải tiến đáng kể, đặc biệt là có thiết bị điện tử hiện đại nhất hiện nay, đáp ứng các tiêu chuẩn của Ấn Độ. Nhưng cả Pháp và Đức đều đang nghiên cứu về xe tăng tương lai, để thay thế Leopard 2A7V và Leclerc.
Và mặc dù có ít nhất một vài nhà sản xuất xe tăng trên thế giới muốn giành được đơn hàng lớn đến 1.700 chiếc, và Nga chắc chắn không muốn đứng ngoài cuộc đua này. Đồng thời Nga có hai loại xe tăng cho Ấn Độ lựa chọn là T-90 và T-14 Armata.
Liệu câu chuyện sẽ còn lặp lại như vào cuối thập niên 1970, khi xe tăng Pháp và Đức có nhiều lợi thế trong cuộc đua mua xe tăng chiến đấu chủ lực của Ấn Độ, nhưng Liên Xô khi đó đã thắng với mẫu T-72?.
Lý do Liên Xô giành chiến thắng, là họ đồng ý cấp giấy phép sản xuất xe tăng T-72 tại Ấn Độ, với tên gọi T-72M Ajeya; và rất nhanh chóng, một năm sau khi chọn xe tăng Liên Xô, T-72 đã được sản xuất ở Ấn Độ. Bằng cách này, Liên Xô vẫn đảm bảo đảm để Ấn Độ có được xe tăng và Liên Xô vẫn thu được lợi nhuận.
Và đây là một lợi thế rất lớn ngày nay đối với Nga (quốc gia được thừa kế chính của Liên Xô), khi Ấn Độ có những dây chuyền sản xuất T-72, và Ấn Độ chọn T-90 hoặc T-14 Armata, họ sẽ không cần phải đổi mới quá nhiều, mà chỉ cần cấu hình lại; giúp rút ngắn phần lớn quá trình thích ứng lâu dài và đầy thử thách.
Cách đây một năm, khi xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc bùng phát trên dãy Himalaya, một số phương tiện truyền thông đã bắt đầu cho rằng, Ấn Độ sẽ muốn có xe tăng mới để thay thế xe hiện tại; đó là sự thật và T-14 Armata có thể là sự lựa chọn đó.
Tại sao T-14 lại phù hợp với Ấn Độ? Thứ nhất, tất cả các điều kiện về loại xe tăng mới của Ấn Độ đều được T-14 Armata của Nga đáp ứng một cách dễ dàng. Đây là loại xe tăng thế hệ thứ tư, sẽ sớm được đưa vào sản xuất hàng loạt.
T-14 có khả năng tự động hóa cao; về vũ khí, ngoài bắn các loại đạn pháo tăng thông thường và phóng ATGM, nó còn có thể bắn đạn, trang bị đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ.
T-14 là xe tăng có tốc độ nhanh nhất thế giới. Do điều kiện địa lý ở Nga, điều đầu tiên là phải đáp ứng được với khí hậu lạnh giá của vùng Siberia; yếu tố này giải quyết được yêu cầu của Ấn Độ đó là hoạt động trên dãy dãy Himalaya và độ cao.
Các cuộc thử nghiệm khác nhau cho thấy, Armata có nhiều hệ thống phòng vệ tên lửa tuyệt vời, thậm chí chống lại cả với loại ATGM tốt nhất hiện nay trên thế giới, đó là tên lửa Javelin của Mỹ.
Cấu tạo đặc biệt, còn giúp T-14 Armata có một lợi thế khác, đó là kíp lái được ở trong khoang riêng biệt, điều này giúp tăng khả năng sống sót cả kíp xe, nếu xe bị trúng đạn vào tháp pháo (nơi thường bị trúng đạn nhiều nhất); điều mà các xe tăng khác hiện nay không có.
Hiện T-14 đang có nhiều lợi thế trước hợp đồng “béo bở” 1.700 chiếc; nhưng liệu người Pháp và Đức có để cho Nga giành lại hợp đồng như vào cuối thập niên 1970? Nhưng nếu Ấn Độ quyết định chọn T-14 Armata, sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường xe tăng thế giới, theo hướng ủng hộ Moscow. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sức mạnh của xe tăng chủ lực T-90A trên chiến trường Trung Đông. Nguồn: Jiunm.
Tiến Minh