Ấn Độ phóng thành công tàu thăm dò Mặt Trăng 'Chandrayaan-3' lên quỹ đạo Trái Đất
Ngày 14/7, lúc 2:35 pm, Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đã phóng tên lửa vận tải hạng nặng Mark-III (LVM3) M4 mang theo tàu thăm dò Mặt Trăng 'Chandrayaan-3' từ Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan.
Ấn Độ phóng tàu vũ trụ thăm dò Mặt Trăng Chandrayaan-3 lên quỹ đạo Trái Đất. Video The Indian Express
Đây là nỗ lực thứ hai của Ấn Độ nhằm đưa tàu vũ trụ đổ bộ đã được nâng cấp hạ cánh lên bề mặt của Mặt trăng, lần này với một tàu đổ bộ được cải tiến sau thất bại của tàu thăm dò Mặt trăng “Chandrayaan-2” năm 2019.
Tàu thăm dò Mặt Trăng sứ mệnh Chandrayaan-3 bao gồm ba thành phần: module động cơ đẩy, tàu đổ bộ Vikram và xe tự hành Pragyan. Hiện nay, trên quỹ đạo quanh Trái đất, Chandrayaan-3 đang bắt đầu hành trình kéo dài ba tuần nâng quỹ đạo để đạt đến quỹ đạo Mặt Trăng ngày 5/8.
Sứ mệnh này là sự nối tiếp của sứ mệnh Chandrayaan-2, đã đến Mặt trăng thành công vào năm 2019 cùng với tàu vũ trụ vệ tinh trên quỹ đạo, tàu đổ bộ và phương tiện tự hành. Trong khi tàu vũ trụ bay trên quỹ đạo thu thập dữ liệu có giá trị từ vệ tinh tự nhiên của Trái Đất, tàu đổ bộ Mặt Trăng do trục trặc kỹ thuật đã bị rơi khi hạ cánh, bị phá hủy nó cùng với thiết bị thăm dò tự hành. Chandrayaan-1, tàu thăm dò mặt trăng được phóng vào năm 2008, hoạt động khoảng 10 tháng, sau đó trạm liên lạc mặt đất của ISRO mất kết nối với tàu vũ trụ, được cho do nguồn điện quá nóng. Nhưng ISRO coi nhiệm vụ đó đã là một thành công.
Lần này, ISRO đã kết hợp những bài học rút ra từ lần hạ cánh thất bại trước đó và chế tạo một tàu đổ bộ được hoàn thiện với cơ hội thành công cao hơn. Các nhà khoa học Ấn Độ đã nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, giảm thiểu những lỗi cấu trúc và phần mềm tiềm ẩn. Những hiện đại hóa mới đã khiến trọng lượng của tàu đổ bộ Chandrayaan-2 Vikram tăng thêm 255 kg.
Chandrayaan-3 trong quá trình tích hợp các tải trọng hữu ích. Ảnh: ISRO
Sứ mệnh Chandrayaan-3 có ba mục đích: chứng minh khả năng hạ cánh an toàn của tàu đổ bộ trên Mặt trăng, các hoạt động của xe tự hành thành công và tiến hành những thí nghiệm khoa học khác nhau trên bề mặt mặt trăng. Chandrayaan-3 sẽ có một ngày theo lịch Mặt Trăng, tương đương với 14 ngày Trái đất để hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra trước khi chuyển sang đêm âm lịch kéo dài, trong thời gian đó tàu thăm dò Mặt Trăng không được thiết kế để hoạt động.
Trên tàu vũ trụ là một số thiết bị dành cho thí nghiệm của Ấn Độ, cùng với một bộ thiết bị phản xạ ngược do NASA tài trợ, bổ sung cho những bộ thiết bị còn lại của các sứ mệnh Apollo trước đây, phục vụ cho những nghiên cứu trong lĩnh vực laser.
Một thiết bị khoa học đáng chú ý của Ấn Độ được vận chuyển lên bề mặt Mặt Trăng nhằm mục đích nghiên cứu nhiệt độ đất và tính chất nhiệt của Mặt trăng bằng phương đào sâu 10 inch vào bề mặt. Thiết bị sẽ đo sự thay đổi nhiệt độ khi đất được đào lên và làm nóng đất để quan sát khả năng giữ nhiệt của vật chất.
Nếu thành công, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia thứ tư đổ bộ thành công lên bề mặt Mặt trăng, sau Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc. Nhưng Ấn Độ sẽ là quốc gia đầu tiên hạ cánh gần Nam Cực của vệ tinh Trái Đất, đây là điểm đến dự kiến của Chandrayaan-3.
Chandrayaan-3 là một trong số các sứ mệnh Mặt Trăng trong những năm gần đây và cũng không phải là sứ mệnh cuối cùng trong năm 2023. Trung Quốc đã hạ cánh thành công một số tàu đổ bộ lên Mặt trăng, với nhiệm vụ gần đây nhất, Hằng Nga 5, thu thập các mẫu đất Mặt Trăng và quay về Trái Đất năm 2020.