Ấn Độ tiêu thụ dầu thô giá rẻ Nga, nhưng xuất khẩu nhiên liệu của nước này có gặp rủi ro?
Các nhà máy lọc dầu Ấn Độ đang tiêu thụ dầu thô giá rẻ Nga, nhưng rủi ro là việc xuất khẩu các sản phẩm tinh chế của họ cuối cùng phải hứng chịu lệnh trừng phạt từ các nước quyết tâm cắt giảm năng lượng của Nga ra khỏi thị trường toàn cầu.
Theo số liệu do các chuyên gia hàng hóa Kpler công bố, nhập khẩu dầu thô Nga của Ấn Độ đã chạm mức cao kỷ lục trong tháng 5 và dự kiến sẽ tăng cao vào tháng 6.
Được biết, Ấn Độ đã mua tổng cộng 840.645 thùng/ ngày (bpd) dầu của Nga trong tháng 5, tăng từ 388.666 bpd vào tháng 4 và 136.774 bpd vào tháng 5 năm ngoái.
Nhập khẩu tháng 6 dự kiến là 1,05 triệu thùng/ ngày, ngụ ý rằng tỷ trọng của Nga trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ sẽ tăng lên dưới một phần tư, mức tăng đáng kể so với khoảng 2% của năm ngoái.
Nhà máy lọc dầu Essar ở Vadinar, phía tây bang Gujarat, Ấn Độ. Ảnh: Reuters.
Vì được chiết khấu với giá cả hợp lý, các nhà lọc dầu của Ấn Độ đang tăng cường mua dầu thô của nước này, hiện có giá thấp hơn tới 40 USD/ thùng so với giá dầu thô Brent chuẩn.
Liên minh châu Âu đã công bố lệnh cấm nhập khẩu đường biển từ Nga trong tuần này, và với việc Đức và Ba Lan cam kết ngừng nhập khẩu đường ống, khoảng 90% các chuyến hàng của Nga đến liên minh 27 quốc gia sẽ bị chấm dứt. Vì thế, xuất khẩu các lô hàng trên sẽ khiến Nga bớt gánh nặng tìm nguồn nhập khẩu dầu.
Các nhà nhập khẩu dầu thô khác của Nga, đặc biệt là các khách hàng chủ chốt xuất khẩu của Nga ở Thái Bình Dương như Nhật Bản và Hàn Quốc, đã tuyên bố ý định ngừng hoặc giảm mua.
Tuy nhiên, Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới và Ấn Độ, nước lớn thứ ba thế giới, đã “cứu cánh” cho các nhà xuất khẩu của Nga, mua với số lượng lớn hơn để tận dụng mức giá thấp hơn so với các nhà cung cấp khác.
Phần lớn số lượng dầu thô Nga mua được sẽ được lọc tại một khu liên hợp lọc dầu 1,2 triệu thùng/ ngày tại Jamnagar trên bờ biển phía Tây của Ấn Độ. Sau quá trình lọc hóa dầu, các sản phẩm này sẽ cung cấp nhiên liệu cho thị trường nội địa, phần lớn sản lượng được xuất khẩu.
Cảng Sikka (Ấn Độ) xử lý nhập khẩu dầu thô của tập đoàn năng lượng đa quốc gia Ấn Độ (Reliance) và dữ liệu của Kpler cho thấy 10,81 triệu thùng dầu thô của Nga đã đến vào tháng 5, tương đương khoảng 348.000 thùng/ ngày.
Cũng theo Kpler, cảng này đã xuất khẩu 2,0 triệu thùng dầu diesel, tương đương khoảng 64.500 thùng/ ngày sang Australia trong tháng 5. Bên cạnh đó, cảng Sikka (Ấn Độ) cũng xuất khẩu 2,56 triệu thùng dầu diesel sang châu Âu trong tháng 5, trong khi cảng này đã vận chuyển 890.000 thùng xăng sang Mỹ vào tháng 4.
Thế nhưng, khả năng cao một phần dầu diesel hoặc xăng được tinh chế từ dầu của Nga, sẽ khiến các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” khi các sản phẩm này bị nhắm mục tiêu trừng phạt.
Được biết, Australia đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu và các sản phẩm tinh chế của Nga vào ngày 11/3, có hiệu lực từ ngày 24/4.
Không rõ liệu lệnh cấm có áp dụng đối với nhiên liệu được tinh chế từ dầu thô của Nga ở một nước thứ ba, chẳng hạn như Ấn Độ hay không. Nhưng có khả năng chính phủ Úc sẽ cân nhắc và sẽ phải tìm hiểu xem liệu họ có mở rộng lệnh cấm đối với nhiên liệu của Nga đối với những nhiên liệu đến từ các nhà máy lọc dầu của nước thứ ba, nhằm triệt để cấm vận những nguồn dầu đến từ Nga.
Nayara thuộc sở hữu của một công ty con của tập đoàn năng lượng Nga (Rosneft) và một công ty con của nhà kinh doanh hàng hóa Trafigura, đồng thời điều hành một nhà máy lọc dầu trên bờ biển phía tây của Ấn Độ ở Vadinar. Vào tháng 5, cảng này đã vận chuyển 340.000 thùng dầu diesel đến Úc, theo Kpler, cảng được bán bởi Nayara.
Nhìn chung, có khả năng các quốc gia mua và chế biến dầu thô của Nga rồi xuất khẩu nhiên liệu tinh chế, chẳng hạn như Ấn Độ và có thể là Trung Quốc, sẽ phải đối mặt với sự giám sát của các chính phủ đang cố gắng cô lập hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga vào một thời điểm nào đó.
Các biện pháp trừng phạt thứ cấp có thể xảy ra, cũng như các bước làm cho thương mại vật chất trở nên khó khăn hơn, chẳng hạn như hạn chế đối với các tàu cập cảng Nga hoặc cấm bảo hiểm hàng hóa thô của Nga hoặc hàng hóa tinh chế có nguồn gốc từ dầu mỏ của Nga.
Thế giới đã chứng kiến các biện pháp trừng phạt áp đặt đối với hoạt động xuất khẩu dầu và sản phẩm của Iran, để xoay sở tình hình các chính phủ và tổ chức đối mặt với các lệnh trừng phạt này cố gắng đi trước một bước bằng cách ngụy trang, che giấu nguồn gốc thực của hàng hóa.
Lê Na (Theo HSNW)