Ấn Độ tranh cãi về việc mua hệ thống phòng không S-400 của Nga

Theo trang web 'Tin tức Quốc phòng Ấn Độ', hệ thống phòng không S-400 nhập khẩu của Ấn Độ từ Nga đã gây nên sự tranh cãi gay gắt.

Gần đây hệ thống phòng không S-400 của Nga, được các phương tiện truyền thông Ấn Độ và các chuyên gia quốc phòng đánh giá là “tốt nhất thế giới”, “kẻ thay đổi cuộc chơi”, “sát thủ bầu trời” hay “Pakistan và Trung Quốc đang run rẩy trước S-400”.

Gần đây hệ thống phòng không S-400 của Nga, được các phương tiện truyền thông Ấn Độ và các chuyên gia quốc phòng đánh giá là “tốt nhất thế giới”, “kẻ thay đổi cuộc chơi”, “sát thủ bầu trời” hay “Pakistan và Trung Quốc đang run rẩy trước S-400”.

Theo quan điểm của những “mô tả phóng đại” này, các nhà lãnh đạo Ấn Độ phải xem xét khả năng của S-400 từ góc độ kỹ thuật; nếu không, họ sẽ trở thành nạn nhân của những lời ngụy biện và có thể phát động những cuộc xung đột quân sự tốn kém và thảm khốc.

Theo quan điểm của những “mô tả phóng đại” này, các nhà lãnh đạo Ấn Độ phải xem xét khả năng của S-400 từ góc độ kỹ thuật; nếu không, họ sẽ trở thành nạn nhân của những lời ngụy biện và có thể phát động những cuộc xung đột quân sự tốn kém và thảm khốc.

S-400 là hệ thống tên lửa phòng không di động, có khả năng đánh chặn nhiều loại máy bay, phương tiện bay không người lái, tên lửa hành trình và các mục tiêu trên không khác; đồng thời có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo giai đoạn cuối; được đưa vào biên chế trong Quân đội Nga từ năm 2007.

S-400 là hệ thống tên lửa phòng không di động, có khả năng đánh chặn nhiều loại máy bay, phương tiện bay không người lái, tên lửa hành trình và các mục tiêu trên không khác; đồng thời có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo giai đoạn cuối; được đưa vào biên chế trong Quân đội Nga từ năm 2007.

Hệ thống S-400 có thể sử dụng tới 5 loại tên lửa đó là: Tên lửa 9M96E có tầm bắn 40 km, tên lửa 9M96E2 có tầm bắn 120 km, tên lửa 48N6E2 có tầm bắn 200 km, tên lửa 48N6E3 có tầm bắn 250 km và tên lửa 40N6 có tầm bắn 400 km.

Hệ thống S-400 có thể sử dụng tới 5 loại tên lửa đó là: Tên lửa 9M96E có tầm bắn 40 km, tên lửa 9M96E2 có tầm bắn 120 km, tên lửa 48N6E2 có tầm bắn 200 km, tên lửa 48N6E3 có tầm bắn 250 km và tên lửa 40N6 có tầm bắn 400 km.

Tuy nhiên, liệu radar điều khiển hỏa lực của S-400 có thể hỗ trợ tên lửa 40N6 phát huy hết tác dụng ở tầm bắn 400 km hay không, đến này vẫn còn gây tranh cãi. Mặc dù tất cả các tên lửa này đều sử dụng đầu đạn phân mảnh có sức nổ cao, nhưng độ chính xác của chúng có thể không cao lắm.

Tuy nhiên, liệu radar điều khiển hỏa lực của S-400 có thể hỗ trợ tên lửa 40N6 phát huy hết tác dụng ở tầm bắn 400 km hay không, đến này vẫn còn gây tranh cãi. Mặc dù tất cả các tên lửa này đều sử dụng đầu đạn phân mảnh có sức nổ cao, nhưng độ chính xác của chúng có thể không cao lắm.

Năm 2018, S-400 lần đầu tiên được xuất khẩu sang Trung Quốc. Vào tháng 12 năm 2020, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã nhận được S-400, gây nên sự khủng hoảng quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước phương Tây. S-400 cũng đã được bán cho Belarus.

Năm 2018, S-400 lần đầu tiên được xuất khẩu sang Trung Quốc. Vào tháng 12 năm 2020, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã nhận được S-400, gây nên sự khủng hoảng quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước phương Tây. S-400 cũng đã được bán cho Belarus.

Tổ chức nghiên cứu quốc phòng Thụy Điển FOI đã tiến hành đánh giá toàn diện về hệ thống S-400. Báo cáo kết luận rằng, khả năng tổng thể của S-400 đã được đánh giá quá cao. Tuy nhiên khả năng của hệ thống này, trong việc phòng thủ khu vực, yếu hơn nhiều so với những gì mọi người thường dự đoán.

Tổ chức nghiên cứu quốc phòng Thụy Điển FOI đã tiến hành đánh giá toàn diện về hệ thống S-400. Báo cáo kết luận rằng, khả năng tổng thể của S-400 đã được đánh giá quá cao. Tuy nhiên khả năng của hệ thống này, trong việc phòng thủ khu vực, yếu hơn nhiều so với những gì mọi người thường dự đoán.

Khi tìm kiếm các mục tiêu cơ động bay thấp như tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu, S-400 gặp nhiều vấn đề, khiến tầm bắn hiệu quả của nó bị hạn chế. Đối với các mục tiêu tầm thấp, tầm bắn hiệu quả có thể chỉ từ 20-35 km, hoặc thậm chí ngắn hơn, tùy thuộc vào các địa hình khác nhau.

Khi tìm kiếm các mục tiêu cơ động bay thấp như tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu, S-400 gặp nhiều vấn đề, khiến tầm bắn hiệu quả của nó bị hạn chế. Đối với các mục tiêu tầm thấp, tầm bắn hiệu quả có thể chỉ từ 20-35 km, hoặc thậm chí ngắn hơn, tùy thuộc vào các địa hình khác nhau.

Chuyên gia quân sự Sebastian Roblin chỉ ra rằng, mục đích thiết kế của tên lửa 40N6 không chủ yếu dành cho máy bay chiến đấu siêu thanh, mà là những loại “to và chậm”, khả năng cơ động kém, như máy bay cảnh báo sớm, máy bay tiếp dầu và các loại máy bay lớn khác bay ở độ cao trung bình và cao.

Chuyên gia quân sự Sebastian Roblin chỉ ra rằng, mục đích thiết kế của tên lửa 40N6 không chủ yếu dành cho máy bay chiến đấu siêu thanh, mà là những loại “to và chậm”, khả năng cơ động kém, như máy bay cảnh báo sớm, máy bay tiếp dầu và các loại máy bay lớn khác bay ở độ cao trung bình và cao.

Sĩ quan phòng không đã nghỉ hưu Bart cũng bác bỏ một số tuyên bố vô lý về S-400. Ông chỉ ra rằng, hệ thống S-400 có thể được triển khai chỉ trong 5 phút nhưng chỉ phù hợp với vùng đồng bằng, chứ không phải vùng rừng núi; thậm chí thời gian cần thiết ở những khu vực này có thể là 45-90 phút.

Sĩ quan phòng không đã nghỉ hưu Bart cũng bác bỏ một số tuyên bố vô lý về S-400. Ông chỉ ra rằng, hệ thống S-400 có thể được triển khai chỉ trong 5 phút nhưng chỉ phù hợp với vùng đồng bằng, chứ không phải vùng rừng núi; thậm chí thời gian cần thiết ở những khu vực này có thể là 45-90 phút.

Còn Peter Topichkanov, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cũng nhận định rằng, S-400 khó có thể đánh chặn tất cả các loại tên lửa mà Pakistan có thể phóng tới Ấn Độ, trong khi hầu hết các tên lửa đánh chặn đạn đạo của Ấn Độ hiện nay đều trông chờ vào S-300 và S-400.

Còn Peter Topichkanov, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cũng nhận định rằng, S-400 khó có thể đánh chặn tất cả các loại tên lửa mà Pakistan có thể phóng tới Ấn Độ, trong khi hầu hết các tên lửa đánh chặn đạn đạo của Ấn Độ hiện nay đều trông chờ vào S-300 và S-400.

Ấn Độ đã chọn S-400 của Nga thay vì Patriot PAC-3 của Mỹ. Do sự thiếu minh bạch trong các vấn đề quốc phòng của Ấn Độ, nên nhiều chuyên gia quốc phòng không biết tại sao nước này lại đưa ra lựa chọn như vậy?

Ấn Độ đã chọn S-400 của Nga thay vì Patriot PAC-3 của Mỹ. Do sự thiếu minh bạch trong các vấn đề quốc phòng của Ấn Độ, nên nhiều chuyên gia quốc phòng không biết tại sao nước này lại đưa ra lựa chọn như vậy?

Nhưng chắc chắn một điều là hệ thống S-400 của Nga có giá rẻ hơn nhiều Patriot của Mỹ, trong khi cho rằng hiệu suất và công dụng của Patriot cũng chỉ tương đương với hệ thống S-400.

Nhưng chắc chắn một điều là hệ thống S-400 của Nga có giá rẻ hơn nhiều Patriot của Mỹ, trong khi cho rằng hiệu suất và công dụng của Patriot cũng chỉ tương đương với hệ thống S-400.

Mặc dù Mỹ tuyên bố rằng Patriot của họ đã đánh chặn thành công 40% tên lửa Scud của Iraq bắn tới Israel trong Chiến tranh vùng Vịnh. Tuy nhiên, Tướng Dan Shomron và Haim Asa của Lực lượng Phòng vệ Israel tuyên bố rằng, Patriot có thể chỉ đánh chặn thành công một số nhỏ tên lửa Scud.

Mặc dù Mỹ tuyên bố rằng Patriot của họ đã đánh chặn thành công 40% tên lửa Scud của Iraq bắn tới Israel trong Chiến tranh vùng Vịnh. Tuy nhiên, Tướng Dan Shomron và Haim Asa của Lực lượng Phòng vệ Israel tuyên bố rằng, Patriot có thể chỉ đánh chặn thành công một số nhỏ tên lửa Scud.

Do đó, khi hiệu quả chiến đấu của một hệ thống phòng không đã được thử nghiệm chiến đấu như Patriot bị nghi ngờ, thì khả năng hoạt động của S-400 chưa được thử nghiệm trong chiến đấu sẽ ra sao? Và người ta phải đặt câu hỏi về khả năng chiến đấu thực tế của S-400.

Do đó, khi hiệu quả chiến đấu của một hệ thống phòng không đã được thử nghiệm chiến đấu như Patriot bị nghi ngờ, thì khả năng hoạt động của S-400 chưa được thử nghiệm trong chiến đấu sẽ ra sao? Và người ta phải đặt câu hỏi về khả năng chiến đấu thực tế của S-400.

Các phương tiện truyền thông Ấn Độ đã có thói quen ca ngợi mọi vũ khí mới nhập khẩu, cho dù đó là máy bay chiến đấu Rafale, tên lửa Barak-8, pháo M777, v.v. và tin rằng những vũ khí này trong thời gian ngắn sẽ giáng một đòn chí mạng vào kẻ thù.

Các phương tiện truyền thông Ấn Độ đã có thói quen ca ngợi mọi vũ khí mới nhập khẩu, cho dù đó là máy bay chiến đấu Rafale, tên lửa Barak-8, pháo M777, v.v. và tin rằng những vũ khí này trong thời gian ngắn sẽ giáng một đòn chí mạng vào kẻ thù.

Và sự tự tin mù quáng như vậy có thể mang lại cảm giác “an toàn sai lầm” cho các nhà hoạch định chính sách của Ấn Độ và khiến họ có nguy cơ phát động chiến tranh với giả định rằng, Ấn Độ sẽ không phải chịu bất kỳ cuộc tấn công trả đũa nào.

Và sự tự tin mù quáng như vậy có thể mang lại cảm giác “an toàn sai lầm” cho các nhà hoạch định chính sách của Ấn Độ và khiến họ có nguy cơ phát động chiến tranh với giả định rằng, Ấn Độ sẽ không phải chịu bất kỳ cuộc tấn công trả đũa nào.

Mặc dù các đối thủ của Ấn Độ đều là các cường quốc hạt nhân và giả thiết này, có thể đẩy Ấn Độ vào những cuộc chiến hao người, tốn của. Nguồn ảnh: Pinterest.

Mặc dù các đối thủ của Ấn Độ đều là các cường quốc hạt nhân và giả thiết này, có thể đẩy Ấn Độ vào những cuộc chiến hao người, tốn của. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/an-do-tranh-cai-ve-viec-mua-he-thong-phong-khong-s-400-cua-nga-1634114.html