Ấn Độ triển khai 35.000 quân dọc biên giới tranh chấp với Trung Quốc
n Độ đang thiết lập để bố trí thêm 35.000 binh sĩ dọc theo Đường kiểm soát thực tế dài 4.057km tại khu vực Ladakh, sau các cuộc đàm phán cấp cao nhằm làm giảm căng thẳng lên cao giữa hai nước, quan chức cấp cao của Ấn Độ nói với Bloomberg.
Quân đội Ấn Độ đang triển khai 35.000 binh lính tới khu vực biên giới tranh chấp với Trung Quốc - Ảnh: AP
Việc tăng thêm quân ở phía đông Ladakh sẽ thay đổi hiện trạng ở biên giới nhưng sẽ gây áp lực lên ngân sách eo hẹp của quân đội Ấn Độ, một quan chức giấu tên cho biết.
Động thái này được cho là một nỗ lực để phù hợp với việc triển khai quân đội của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong khu vực. Gần 50.000 lính PLA được cho là được triển khai tại Aksai Chin dù hai bên đã thống nhất làm ‘hạ nhiệt’ căng thẳng sau các cuộc đàm phán ở cấp độ chỉ huy quân đội và ngoại giao.
Đầu tháng 7, Ấn Độ và Trung Quốc đã đồng ý rút quân để đảm bảo sự yên tĩnh hoàn toàn ở khu vực thung lũng Ladakh trên dãy Hymalaya, sau cuộc đụng độ tồi tệ nhất giữa hai quốc gia Nam Á trong gần 50 năm.
Sau cuộc đối đầu dữ dội giữa binh lính hai nước vào ngày 15 tháng 6 - khiến 20 binh sĩ Ấn Độ chết và một số không được tiết lộ bên phía Trung Quốc - vũ khí hạng nặng, xe tăng và máy bay chiến đấu đã được triển khai tới khu vực.
Sau một thời gian giảm căng thẳng, hoạt động quân sự giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại khu vực biên giới đang gia tăng - Ảnh: Reuters
Các căng thẳng đang diễn ra và một nỗ lực thất bại trong việc xuống thang đòi hỏi phải triển khai bổ sung, quan chức giấu tên cho biết thêm.
Hình ảnh vệ tinh Ấn Độ từ ngày 27 tháng 7 cho thấy việc xây dựng thêm cơ sở đồn trú quân đội và trang thiết bị của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tại khu vực Aksai Chin. Chính phủ Ấn Độ đã tiến hành vũ khí và triển khai quân đội sau khi đưa ra đánh giá rằng PLA đang chuẩn bị cho một mùa đông dài và khắc nghiệt ở dãy Hymalaya.
Ấn Độ cũng triển khai xe tăng hiện đại T-90, xe bọc thép và một lữ đoàn 4.000 người tới Daulat Beg Oldi (DBO) để ngăn chặn bất kỳ sự xâm nhập nào của Trung Quốc từ đường đèo Shaksgam-Karakoram ở khu vực Ladakh, theo chỉ huy của quân đội trong các báo cáo phương tiện truyền thông.
Cả Ấn Độ và Trung Quốc đã cáo buộc nhau vượt qua Đường kiểm soát thực tế bất hợp pháp và dàn dựng các hành động khiêu khích trong khu vực.
Các cuộc giao tranh đã gây ra cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế và quân sự châu Á trong nhiều thập kỷ, khi Ấn Độ chuyển sang cấm sản phẩm từ Trung Quốc, và hủy bỏ một số hợp đồng với các thực thể Trung Quốc về xây dựng đường sắt, đường bộ và hạ tầng kỹ thuật viễn thông.