Ăn đủ bữa nhưng con vẫn mệt, có thể bố mẹ quên điều này

Trẻ ăn đủ bữa nhưng vẫn mệt có thể do bữa chính chưa cân đối chất dinh dưỡng hoặc cũng có thể do thiếu bữa phụ.

Vợ chồng tôi là công nhân đi làm cả ngày, gửi con nhà người thân nên không có điều kiện chăm chút bữa ăn cho con. Thường con chỉ ăn đúng 3 bữa chính, nếu đói, con sẽ tự mua đồ ăn ở tiệm tạp hóa gần nhà. Tôi thấy con ăn nhiều lần trong trong ngày nhưng vẫn than mệt, không có sức học, nguyên nhân vì sao vậy thưa bác sĩ?

Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP.HCM

Cả trẻ em và người trưởng thành đều cần cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng không chỉ để duy trì sự sống và cho các hoạt động thể lực, lao động, học tập. Tuy nhiên, điểm khác biệt trong chế độ dinh dưỡng ở 2 nhóm này là các bé bổ sung đủ chất để đảm bảo cho sự tăng trưởng toàn diện về thể chất và trí tuệ.

Trẻ em bước vào tuổi học đường có nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng cao hơn nhiều so với nhóm tuổi nhỏ. Các em cần ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ mới đảm bảo cơ thể được cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng liên tục.

 Bên cạnh 3 bữa chính, trẻ em ở độ tuổi học đường cần ăn thêm 2 bữa phụ mới đảm bảo năng lượng để vận động, học tập. Ảnh: Thạch Thảo.

Bên cạnh 3 bữa chính, trẻ em ở độ tuổi học đường cần ăn thêm 2 bữa phụ mới đảm bảo năng lượng để vận động, học tập. Ảnh: Thạch Thảo.

Nếu các bé chỉ ăn 3 bữa chính mà không có bữa phụ hoặc bữa phụ không có món ăn giàu dinh dưỡng, cơ thể dễ rơi vào tình trạng thiếu năng lượng, mệt mỏi, thiếu sức để học tập.

Nhiều cháu khi được tự chọn ăn bữa phụ thường mua các loại đồ ăn thức uống nhiều đường, nhiều chất béo như nước ngọt, trà sữa, bánh ngọt, bánh tráng trộn, xúc xích, snack… Đây vốn là những thực phẩm nghèo những chất dinh dưỡng cần thiết mà còn dễ gây rối loạn dinh dưỡng như thừa cân, thiếu vi chất dinh dưỡng.

Kể cả khi ăn nhiều lần nhưng bữa ăn thiếu cân đối, thiếu chất đạm, thiếu chất bột đường chuyển hóa chậm, thiếu chất béo và đặc biệt thiếu các vitamin, chất khoáng, việc chuyển hóa vẫn sẽ bị ảnh hưởng. Các tế bào thiếu năng lượng hoạt động nên không đủ sức bền để học tập, vui chơi.

Để đảm bảo trẻ có đủ năng lượng để đủ sức bền cho học tập và sinh hoạt, phụ huynh cần quan tâm và chuẩn bị các bữa ăn đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết bao gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường để cung cấp năng lượng, các vitamin, chất khoáng và chất xơ.

Khẩu phần ăn của trẻ không chỉ cần đủ năng lượng mà còn phải cân đối giữa các dưỡng chất. Khi chuẩn bị các bữa ăn cho trẻ phụ huynh cần lưu ý các bữa ăn chính đủ 6 nhóm thực phẩm: nhóm chất bột đường (gạo, bún, phở, nui, bánh mì…), nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng…), nhóm chất béo (dầu, mỡ…), nhóm rau củ, nhóm trái cây, sữa và các chế phẩm từ sữa

Về bữa ăn phụ, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ sử dụng sữa, sữa chua, phô mai, bánh flan…vì có giá trị dinh dưỡng cao. Sữa có đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng với sự tăng trưởng và sức khỏe của trẻ em, lại dễ hấp thu, dễ tiêu hóa và dễ sử dụng.

Mỗi ngày, trẻ nên dùng khoảng 400 ml sữa và chế phẩm từ sữa mỗi ngày. Ngoài sữa có thể chọn các món ăn như bánh bao, bánh mì thịt, cháo thịt…cho các bữa phụ.

92% mẹ Việt Nam mong muốn con bền bỉ hơn để có đủ năng lượng hoàn thành tốt mọi hoạt động trong ngày (trích khảo sát của Kantar). Uống sữa lúa mạch Nestlé MILO mỗi ngày kết hợp với vận động thể chất nay đã được chứng minh khoa học bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia giúp cải thiện sức bền của trẻ.

Đặc biệt, Nestlé MILO 110 ml - hộp nhí dung tích phù hợp cho trẻ nhỏ - sở hữu vị ngon MILO đặc trưng bé yêu thích ở dạng hộp giấy nhỏ gọn, tiện lợi, thích hợp để dùng ở nhà, đi học hoặc vui chơi.

Độc giả Phương Linh

Nguồn Znews: https://znews.vn/an-du-bua-nhung-con-van-met-co-the-bo-me-quen-dieu-nay-post1480104.html