An Giang sắp xếp tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị
Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh An Giang đã đạt được một số kết quả khá tích cực. Ðến nay, mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng khóm, ấp đã thực hiện thành công ở tất cả 888 khóm, ấp (đạt 100%); mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cùng cấp đã triển khai thực hiện ở 132 xã trong tổng số 156 xã, phường, thị trấn (đạt 75,64%); triển khai ở bốn trong số 11 đơn vị cấp huyện gồm các TP Long Xuyên, Châu Ðốc, các huyện Châu Phú, Tri Tôn.
Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh An Giang đã đạt được một số kết quả khá tích cực. Ðến nay, mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng khóm, ấp đã thực hiện thành công ở tất cả 888 khóm, ấp (đạt 100%); mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cùng cấp đã triển khai thực hiện ở 132 xã trong tổng số 156 xã, phường, thị trấn (đạt 75,64%); triển khai ở bốn trong số 11 đơn vị cấp huyện gồm các TP Long Xuyên, Châu Ðốc, các huyện Châu Phú, Tri Tôn.
Các địa phương đã thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp huyện tiến hành hợp nhất văn phòng cấp ủy với văn phòng HÐND và UBND cấp huyện; hợp nhất Ðảng bộ Khối dân chính đảng và Ðảng bộ Khối doanh nghiệp thành Ðảng bộ Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh; thực hiện mô hình trưởng ban tuyên giáo đồng thời là giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tất cả 11 đơn vị, trưởng ban dân vận đồng thời là chủ tịch Ủy ban MTTQ ở chín trong số 11 đơn vị... Kết quả này góp phần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong phát huy quyền dân chủ, tạo sự thống nhất cao trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Ðối với các đơn vị sự nghiệp, tỉnh đã sắp xếp tổ chức bộ máy, sáp nhập, hợp nhất, giảm 74 đơn vị sự nghiệp so với năm 2015, trong đó giảm 25 đơn vị sự nghiệp trực thuộc các sở, ban, ngành và tương đương, giảm 49 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện…
Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả góp phần giúp các cấp ủy, chính quyền tập trung xử lý kịp thời, có hiệu quả các vấn đề trọng tâm, bức xúc, nổi cộm, nhất là đối với những lĩnh vực nhạy cảm như khiếu nại, tố cáo; giải tỏa, đền bù đất đai; giải quyết thủ tục hành chính ở cơ sở; khai thác khoáng sản. Ðồng thời cũng góp phần nâng cao ý thức tự giác trong tự phê bình và phê bình trong tổ chức đảng; đổi mới lề lối, tác phong làm việc; tăng cường đoàn kết nội bộ, phát huy và thực hành dân chủ; củng cố kỷ cương, kỷ luật, góp phần đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, củng cố, phát huy niềm tin của nhân dân đối với Ðảng và Nhà nước.
Theo UBND tỉnh Cà Mau, mục tiêu phấn đấu của tỉnh đến cuối năm 2020 là có 41 xã và một huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó, ít nhất 11 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, năm xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là các xã thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn. UBND tỉnh thống nhất chọn năm xã để tập trung chỉ đạo, phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới theo kế hoạch đề ra. Ðến nay, nhiều xã đã về đích, được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, do thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 cho nên Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương không tổ chức lễ công nhận nhằm hạn chế tập trung đông người.
Các cấp, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn tích cực thực hiện phong trào "Cà Mau chung sức xây dựng nông thôn mới’’. Ði đôi với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và công nhận xã mới đạt chuẩn theo quy định, các địa phương chú trọng xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu; duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí liên quan đến tổ chức sản xuất, thu nhập, hộ nghèo, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế, môi trường và một số tiêu chí quan trọng khác. Thời gian qua, Cà Mau thực hiện đạt 1.232 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, bình quân đạt 15 tiêu chí/xã, tăng 4,3 lần so với thời điểm năm 2010.