Ăn ổi hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và có tác dụng giảm cân
Đối với các loại trái cây, ổi là một trong những lựa chọn hợp lý, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm cân, tốt cho người bệnh tiểu đường (gọt vỏ).
Ăn ổi còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da, chống lão hóa, cải thiện chức năng nội tiết, ngăn ngừa huyết áp cao… Nhiều nghiên cứu cho rằng vitamin C của ổi cao gấp nhiều lần cam.
Theo y học cổ truyền, ổi có tính ấm, vị ngọt chua, có công dụng kiện vị cố tràng (tốt cho tiêu hóa), dùng trong chữa trị bệnh đường ruột và cải thiện bệnh tiểu đường.
Theo y học hiện đại, 100g ổi chứa 3-6g chất xơ, có tác dụng ngăn cản ngăn cản hấp thu đường, làm giảm lượng đường trong máu sau ăn, giúp cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, chất xơ còn làm giảm Triglycerid, giảm LDL, tăng HDL, cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu và tránh các biến chứng xơ vữa động mạch dẫn đến các bệnh lý tim mạch nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường.
Ổi còn giúp kiểm soát cân nặng. Hàm lượng calo của loại quả này khá thấp, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), lượng calo trong 100g ổi chỉ là 68 nên sẽ hạn chế tăng cân.
Đồng thời, lượng chất xơ dồi dào sẽ giúp bạn kéo dài cảm giác no.
Để ổi có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường tốt nhất, cần biết cách ăn ổi khoa học như sau:
- Ăn trước bữa ăn một giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Đây là thời điểm giúp hấp thu nhiều chất dinh dưỡng nhất do không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Nhờ đó, các thành phần trong ổi được phát huy tác dụng, cải thiện tình trạng bệnh của bệnh nhân.
- Mỗi ngày chỉ ăn 140g ổi (tương đương 2 quả). Ổi chứa Tanin - hoạt chất gây ra táo bón khi cơ thể hấp thu quá lượng cho phép. Do đó, để tránh tình trạng trên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh chỉ nên ăn 140g ổi mỗi ngày.
- Giãn cách thời gian ăn. Do dự trữ năng lượng ở người bệnh kém, bạn nên chia thành 2 bữa, mỗi bữa 1 quả và khoảng cách giữa 2 bữa nên là 6 tiếng.
- Để cả vỏ khi ăn. Vỏ ổi chứa các hoạt chất chống oxy hóa, có tác dụng ngăn ngừa biến chứng tim mạch hiệu quả, không nên gọt vỏ khi ăn.
Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh tiểu đường bị táo bón, cần gọt vỏ để loại bỏ tanin - tác nhân gây táo bón nặng hơn.
- Chọn ổi chín, không dập nát, đảm bảo vệ sinh. Quả xanh chứa nhiều tanin, dễ gây táo bón.
Bên cạnh đó, khi mua cần chú ý tránh mua phải ổi sử dụng hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản, thuốc tăng trưởng… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Ăn nguyên quả, không thay bằng nước ép ổi để hấp thu hàm lượng dinh dưỡng tối đa, đặc biệt là chất xơ - thành phần làm chậm hấp thu đường, ngăn ngừa mỡ máu, xơ vừa động mạch. Thành phần này sẽ giảm đi đáng kể nếu bạn chỉ uống nước ép.
Như vậy, ổi có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh tiền đái tháo đường, tăng căn, rối loạn mỡ máu nhưng không thể điều trị tận gốc bệnh.
Do đó, cần tuân thủ điều trị của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn hợp lý, tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, quản lý cân nặng.