Ẩn số phía sau kỳ quan cuối cùng của nền văn hóa Óc Eo

Phía sau tòa tháp nghìn tuổi là nhiều điều chưa được giải đáp thấu đáo về những vị thần từng được thờ phụng, và xa hơn là cả nền tín ngưỡng cư dân Óc Eo xưa.

Nằm ở địa bàn xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, tháp Chót Mạt là một trong những di tích tiêu biểu nhất của văn hóa Óc Eo còn được lưu giữ ở Việt Nam.

Nằm ở địa bàn xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, tháp Chót Mạt là một trong những di tích tiêu biểu nhất của văn hóa Óc Eo còn được lưu giữ ở Việt Nam.

Tòa tháp cổ được các nhà khảo cổ Pháp phát hiện đầu thế kỷ 20 trong tình trạng bị hư hại nặng nề. Giám định niên đại cho thấy tháp có từ thế kỷ thứ 8. Sau một quá trình nghiên cứu, công trình đã được khôi phục gần với nguyên gốc.

Tòa tháp cổ được các nhà khảo cổ Pháp phát hiện đầu thế kỷ 20 trong tình trạng bị hư hại nặng nề. Giám định niên đại cho thấy tháp có từ thế kỷ thứ 8. Sau một quá trình nghiên cứu, công trình đã được khôi phục gần với nguyên gốc.

Vể tổng quan, tháp Chót Mạt được xây bằng gạch có bình diện vuông 5 mét x 5 mét, đỉnh tháp cao 10 mét. Toàn bộ tòa tháp được chạm khắc hoa văn rất tinh xảo.

Vể tổng quan, tháp Chót Mạt được xây bằng gạch có bình diện vuông 5 mét x 5 mét, đỉnh tháp cao 10 mét. Toàn bộ tòa tháp được chạm khắc hoa văn rất tinh xảo.

Hình dáng của tháp Chót Mạt có nhiều sự tương đồng với các đền tháp của người Chăm tại miền Trung. Chân tháp rộng, các bức tường thẳng và dày, đỉnh tháp nhọn, các viên gạch được xếp chồng khít lên nhau hầu như không có khe hở.

Hình dáng của tháp Chót Mạt có nhiều sự tương đồng với các đền tháp của người Chăm tại miền Trung. Chân tháp rộng, các bức tường thẳng và dày, đỉnh tháp nhọn, các viên gạch được xếp chồng khít lên nhau hầu như không có khe hở.

Phía sau tòa tháp nghìn tuổi là nhiều điều chưa được giải đáp thấu đáo về những vị thần từng được thờ phụng tại đây, và xa hơn là cả nền tín ngưỡng cư dân Óc Eo xưa.

Phía sau tòa tháp nghìn tuổi là nhiều điều chưa được giải đáp thấu đáo về những vị thần từng được thờ phụng tại đây, và xa hơn là cả nền tín ngưỡng cư dân Óc Eo xưa.

Theo các nhà nghiên cứu, cũng như nhiều cộng đồng dân cư khác trong khu vực ở những thế kỷ đầu Công nguyên, người Óc Eo chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo và Hindu giáo, hai tôn giáo lớn đến từ Ấn Độ.

Theo các nhà nghiên cứu, cũng như nhiều cộng đồng dân cư khác trong khu vực ở những thế kỷ đầu Công nguyên, người Óc Eo chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo và Hindu giáo, hai tôn giáo lớn đến từ Ấn Độ.

Cư dân Óc Eo đã thờ ba vị thần tiêu biểu của Hindu giáo là Vishnu, Shiva, Brahma. Ngoài ra còn thờ các vị thần như Durga-Parati (vợ Siva), Lakshmi (vợ Vishnu), Thần đầu voi Ganesha (con Shiva)...

Cư dân Óc Eo đã thờ ba vị thần tiêu biểu của Hindu giáo là Vishnu, Shiva, Brahma. Ngoài ra còn thờ các vị thần như Durga-Parati (vợ Siva), Lakshmi (vợ Vishnu), Thần đầu voi Ganesha (con Shiva)...

Phật giáo du nhập cùng thời với Hindu giáo và có sự tích hợp với tôn giáo này, thể hiện qua việc các tượng thần Vishnu chuyển hóa thành Di lặc hay Bồ tát 4 tay (Avalokiteshvara), Di lặc 4 tay (Bodhisattva Maitreya)... trong nhiều bức tượng Óc Eo.

Phật giáo du nhập cùng thời với Hindu giáo và có sự tích hợp với tôn giáo này, thể hiện qua việc các tượng thần Vishnu chuyển hóa thành Di lặc hay Bồ tát 4 tay (Avalokiteshvara), Di lặc 4 tay (Bodhisattva Maitreya)... trong nhiều bức tượng Óc Eo.

Ngoài ra, người Óc Eo còn có thể có những tín ngưỡng riêng, mà theo thời gian chúng ta có thể sẽ giải mã được qua việc nghiên cứu các di tích như tháp Chót Mạt.

Ngoài ra, người Óc Eo còn có thể có những tín ngưỡng riêng, mà theo thời gian chúng ta có thể sẽ giải mã được qua việc nghiên cứu các di tích như tháp Chót Mạt.

Hiện tại, yếu tố sắc tộc – ngôn ngữ của cư dân Óc Eo vẫn là một ẩn số. Giới nghiên cứu cho rằng người Óc Eo chính là chủ thể của Phù Nam, đế chế đã kiểm soát một vùng đất trải dài từ phía Nam Trung Bộ của Việt Nam cho đến phía Bắc bán đảo Mã Lai.

Hiện tại, yếu tố sắc tộc – ngôn ngữ của cư dân Óc Eo vẫn là một ẩn số. Giới nghiên cứu cho rằng người Óc Eo chính là chủ thể của Phù Nam, đế chế đã kiểm soát một vùng đất trải dài từ phía Nam Trung Bộ của Việt Nam cho đến phía Bắc bán đảo Mã Lai.

Sau một giai đoạn huy hoàng, đế quốc Phù Nam bắt đầu suy thoái vào cuối thế kỷ thứ 6. Nước Chân Lạp của người Khmer vốn là một thuộc quốc của Phù Nam, sau dần lớn mạnh và bắt Phù Nam thần phục lại mình.

Sau một giai đoạn huy hoàng, đế quốc Phù Nam bắt đầu suy thoái vào cuối thế kỷ thứ 6. Nước Chân Lạp của người Khmer vốn là một thuộc quốc của Phù Nam, sau dần lớn mạnh và bắt Phù Nam thần phục lại mình.

Từ thế kỷ thứ 7, vương quốc Phù Nam đã chấm dứt sự tồn tại của mình sau khi bị sát nhập vào lãnh thổ của Chân Lạp. Tháp Chót Mạt đã được xây dựng sau biến cố này, có thể được coi là một tiếng vọng cuối cùng của nền văn hóa Óc Eo...

Từ thế kỷ thứ 7, vương quốc Phù Nam đã chấm dứt sự tồn tại của mình sau khi bị sát nhập vào lãnh thổ của Chân Lạp. Tháp Chót Mạt đã được xây dựng sau biến cố này, có thể được coi là một tiếng vọng cuối cùng của nền văn hóa Óc Eo...

Mời quý độc giả xem video: Choáng ngợp tuyệt tác kiến trúc bằng tăm giang của nghệ nhân Việt | VTV TSTC.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/an-so-phia-sau-ky-quan-cuoi-cung-cua-nen-van-hoa-oc-eo-1726051.html