Ăn tỏi kiểu này cả đời không lo mắc bất cứ loại ung thư nào
Muốn cả đời không mắc ung thư bạn hãy ăn tỏi theo cách này, hiệu quả vô cùng.
Ảnh minh họa.
Lợi ích từ tỏi
Giảm đau họng
Tỏi chứa chất chống oxy hóa, có lợi cho việc chữa bệnh ho, đau họng và viêm thanh quản. Nếu ngứa họng, bạn nên nhai tỏi sống hoặc ăn cùng cà rốt để giảm mùi. Thêm vào đó, nó cũng là phương thuốc tự nhiên chữa cúm hiệu quả.
Cải thiện các bệnh liên quan đến tim mạch
Tiêu thụ tỏi tốt cho tim mạch vì nó giúp giảm cholesterol và hạ huyết áp, ngăn chặn đột quỵ và các bệnh liên qua đến tim. Ngoài ra, nó còn làm sạch động mạch, tĩnh mạch và thúc đẩy máu lưu thông.
Ngăn ngừa đông máu
Ăn tỏi sống thúc đẩy quá trình sản xuất nitric oxide trong máu, làm tan máu đông, hỗ trợ cho việc giãn nở mạch máu.
Giảm cholesterol
Cholesterol gồm hai loại: HDL tốt cho sức khỏe và LDL gây hại cho máu. Allicin trong tỏi tốt cho máu và tim mạch vì nó ngăn chặn lượng LDL tăng, giúp giảm cholesterol. Bạn nên tiêu thụ nhiều tỏi dưới dạng sống hoặc chín khoảng 3-4 lần/ tuần để cơ thể thêm khỏe mạnh.
Phòng chống ung thư
Tính chất chống ung thư tự nhiên của tỏi được chứng minh là tốt cho hệ miễn dịch. Nó có khả năng ngăn chặn nhiều loại ung thư khác nhau như: ung thư ruột kết, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. Ngoài ra, loại củ này còn có thể tiêu diệt các tết bào ung thư trong cơ thể.
Cách ăn tỏi để phòng chống ung thư:
Cách ăn tỏi để phòng chống bệnh ung thư cũng được người dân Nhật vô cùng ưa chuộng. Mỗi ngày, trung bình một người dân Nhật ăn 1 - 2 củ tỏi vì tin rằng nó giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống bệnh ung thư.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, khuyến nghị đối với người lớn là hàng ngày dùng liều từ 2 tới 5 g tỏi tươi (khoảng 1 nhánh), 0,4 tới 1,2 g bột tỏi khô, 2 tới 5 mg dầu tỏi, 300 tới 1000mg chiết xuất tỏi hoặc các dạng khác tương đương với 2 tới 5mg allicin.
Dù tỏi tốt cho sức khỏe nhưng tỏi cũng hạ thấp lượng đường trong máu bằng cách tăng insulin. Nếu như bạn quyết định ăn tỏi thường xuyên, hãy chú ý thông báo cho bác sĩ khi đi khám bệnh hay sử dụng thuốc điều trị.