Ảnh 360 độ: Kết nối di sản và không gian công cộng tại ngôi đình trên biên cương Bình Liêu

Trong số các ngôi đình cổ ở miền Bắc, đình Lục Nà không được thường xuyên nhắc tới do nằm ở mảnh đất biên cương khuất nẻo tại thôn Bản Cáu, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.

Từ châu thổ sông Hồng ra biên giới Đông Bắc Việt Nam có nhiều ngôi đình cổ mang giá trị “kép” từ nghệ thuật kiến trúc đến văn hóa truyền thống của dân tộc như: Đình Quan Lạn, đình Đầm Hà, đình Trà Cổ, đình Lục Nà... Các ngôi đình trên hiện còn nguyên vẹn và hiện diện của văn hóa gốc, trấn giữ các vùng biên ải.

Ông Hoàng Văn Trung, Chủ tịch UBND xã Lục Hồn (huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh) giới thiệu về ngôi đình Lục Nà, đình hàng tổng có quy mô lớn nhất vùng biên giới Bình Liêu, với 5 gian và những hàng cột gỗ tròn có đường kính 40 - 50 cm, tường xây gạch địa phương, mái lợp bằng ngói âm dương, mang dáng dấp của những nếp nhà cổ, phù hợp với không gian núi rừng vùng biên ải.

Đình Lục Nà xây dựng từ thời kỳ Hậu Lê, là nơi thờ thần hoàng làng Hoàng Cần, một tướng quân, vị anh hùng dân tộc đã có công lao lớn trong cuộc chiến đấu đánh bại giặc phương Bắc đến xâm lăng đất nước, bảo vệ non sông bờ cõi.

Video phóng viên ghi nhận cảnh quan đình Lục Nà sau khi được đầu tư cải tạo và mở rộng không gian công cộng:

Mỗi người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất biên cương Bình Liêu đều đã từng được nghe cha ông và những thế hệ đi trước kể về “truyền thuyết cây tre mọc ngược”. Tương truyền, ngày xưa có giặc ngoại xâm đến cướp bóc và tàn sát dân làng, ở làng Lục Nà có một chàng trai dân tộc Tày tên là Hoàng Cần, đã tập hợp trai tráng trong vùng ngày đêm miệt mài tập luyện, ra trận chiến đấu dũng cảm với quân xâm lươc.

Với chiếc gậy tre trong tay, Hoàng Cần trở thành người dũng sĩ “tả xung, hữu đột” làm cho quân giặc phải kinh hồn, bạt vía, chịu thua tháo chạy. Dẹp giặc xong, người dũng sĩ Hoàng Cần trở về quê cũ, từ trên lưng ngựa nhảy xuống, tiện tay ông cắm chiếc gậy tre xuống đất. Sau khi ông chết, chiếc gậy tre bỗng đâm cành, trổ lá, cành tre chĩa xuống đất thành giống tre mọc ngược...

Để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn, nhân dân Bình Liêu đã suy tôn người dũng sĩ Hoàng Cần là Thành hoàng và lập Đình thờ. Với những công lao to lớn, ông còn được triều đình thời bấy giờ phong tước là “Khâm sai Đông đạo tiết chế”.

Ngôi đình đặt tại thôn Bản Cáu (xã Lục Hồn) do các thế hệ đi trước xây dựng để thờ người dũng sĩ Hoàng Cần và các vị thành hoàng, thần thánh. Ngày 20/11/1945, tại đình Lục Nà đã diễn ra cuộc mít tinh lớn do Mặt trận Việt Minh tổ chức để tuyên bố thành lập Chính quyền Cách mạng Lâm thời huyện Bình Liêu. Ngày 18/1/1946, Ủy ban Hành chính huyện Bình Liêu (Nay là UBND huyện) chính thức được thành lập tại đình Lục Nà. Ngày 21/11/1946, lực lượng Vệ quốc Đoàn huyện Bình Liêu cũng được thành lập tại đây.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 và sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, đình Lục Nà được sử dụng để mở lớp bình dân học vụ, sau đó là trường học của xã Lục Hồn, đến năm 1968 trường học cũng bị phá bỏ.

Với những giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp, lập hồ sơ lý lịch di tích lịch sử văn hóa đình Lục Nà và ngày 18/7/2005, đã ban hành Quyết định số 2331/QĐ-UB để xếp hạng đình Lục Nà là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân các dân tộc bản địa, UBND huyện Bình Liêu đã tiến hành tìm hiểu và phục dựng lễ hội đình Lục Nà từ xuân Bính Tuất năm 2006. Lễ hội đình Lục Nà trước đây cũng được coi là lễ hội quy mô lớn nhất vùng Bình Liêu và khu vực lân cận, được tổ chức từ ngày 16-20 tháng Giêng Âm lịch hàng năm.

Đình Lục Nà nằm cạnh Quốc lộ 18C qua địa phận xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu.

Đình Lục Nà nằm cạnh Quốc lộ 18C qua địa phận xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu.

Từ khi được xây dựng, đình Lục Nà không chỉ là nơi tâm linh, thờ cúng vị anh hùng Hoàng Cần, mà còn là nơi lưu dấu nhiều sự kiện lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Từ khi được xây dựng, đình Lục Nà không chỉ là nơi tâm linh, thờ cúng vị anh hùng Hoàng Cần, mà còn là nơi lưu dấu nhiều sự kiện lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Đình Lục Nà được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Đình Lục Nà được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Lễ hội đình Lục Nà đầu Xuân được tổ chức từ 15-17 tháng Giêng hàng năm.

Lễ hội đình Lục Nà đầu Xuân được tổ chức từ 15-17 tháng Giêng hàng năm.

Với đồng bào các dân tộc bản địa Tày, Dao, Sán Chỉ, đình Lục Nà là nơi sinh hoạt tín ngưỡng thiêng liêng.

Với đồng bào các dân tộc bản địa Tày, Dao, Sán Chỉ, đình Lục Nà là nơi sinh hoạt tín ngưỡng thiêng liêng.

Không gian bên trong đình Lục Nà.

Không gian bên trong đình Lục Nà.

Trải qua nhiều lần tôn tạo, kiến trúc đình được bảo tồn nguyên bản.

Trải qua nhiều lần tôn tạo, kiến trúc đình được bảo tồn nguyên bản.

Đình là trung tâm sinh hoạt văn hóa, là nơi giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước, làng bản của các dân tộc vùng cao.

Đình là trung tâm sinh hoạt văn hóa, là nơi giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước, làng bản của các dân tộc vùng cao.

Theo ông Hoàng Văn Trung, vào năm 2011, từ nguồn ngân sách của tỉnh Quảng Ninh, đình Lục Nà đã được đầu tư 8,5 tỷ đồng để xây dựng, tôn tạo trên diện tích 10.187 m2. Đình có kiến trúc 3 gian, 2 chái, trên diện tích 187 m2, bao quanh khuôn viên rộng gồm cổng đình dạng cột, sân hành lễ, nhà quản lý di tích và các công trình phụ trợ khác.

“Do những đặc điểm địa - văn hóa, trong quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã sáng tạo và để lại những di sản văn hóa độc đáo, đa dạng. Tuy nhiên, để phát huy, bảo tồn và đặc biệt là kết nối di sản từ thế hệ trước đến các thế hệ sau, cần phải phát triển không gian công cộng như quảng trường, công viên, vườn hoa, sân vườn, các di tích kiến trúc văn hóa, tín ngưỡng…”, ông Hoàng Văn Trung khẳng định.

Lễ hội đình Lục Nà cũng mở đầu cho những ngày hội tiếp theo như Ngày hội Văn hóa, thể thao các dân tộc của huyện Bình Liêu, Hội Soóng Cọ, Hội Kiêng gió, Cuộc thi ẩm thực… thu hút đông đảo người dân trong vùng và du khách bốn phương.

Cũng như nhiều ngôi đình khác, đình là trung tâm sinh hoạt văn hóa, là nơi giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước, làng bản của các dân tộc vùng cao.

Cũng như nhiều ngôi đình khác, đình là trung tâm sinh hoạt văn hóa, là nơi giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước, làng bản của các dân tộc vùng cao.

Không gian công cộng của đình Lục Nà được mở rộng sau nhiều lần tôn tạo...

Không gian công cộng của đình Lục Nà được mở rộng sau nhiều lần tôn tạo...

... trở thành điểm sinh hoạt văn hóa của người dân và thu hút đông đảo du khách tham quan.

... trở thành điểm sinh hoạt văn hóa của người dân và thu hút đông đảo du khách tham quan.

Nơi đây cũng là điểm tổ chức Hội thi ẩm thực các dân tộc năm 2024 của huyện Bình Liêu.

Nơi đây cũng là điểm tổ chức Hội thi ẩm thực các dân tộc năm 2024 của huyện Bình Liêu.

Những cô gái người Dao Thanh phán thôn Ngàn Mèo Trên sửa soạn và bày lại mâm cỗ trong hội thi.

Những cô gái người Dao Thanh phán thôn Ngàn Mèo Trên sửa soạn và bày lại mâm cỗ trong hội thi.

Không chỉ dịp lễ tết, trong những ngày bình thường, sân đình là nơi người dân tổ chức các hoạt động thể thao như bóng chuyền hơi, bóng đá, kéo co...

Không chỉ dịp lễ tết, trong những ngày bình thường, sân đình là nơi người dân tổ chức các hoạt động thể thao như bóng chuyền hơi, bóng đá, kéo co...

Thành công từ việc mở rộng không gian công cộng đã thu hút đông đảo người dân vui chơi, giải trí.

Thành công từ việc mở rộng không gian công cộng đã thu hút đông đảo người dân vui chơi, giải trí.

Theo bà Tô Thị Nga, Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bình Liêu, không gian công cộng thường là địa điểm kết nối giữa bên trong và bên ngoài của không gian di sản (hạt nhân lịch sử).

Theo bà Tô Thị Nga, Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bình Liêu, không gian công cộng thường là địa điểm kết nối giữa bên trong và bên ngoài của không gian di sản (hạt nhân lịch sử).

Xuyên suốt đời sống văn hóa vô cùng phong phú, đình Lục Nà như một điểm gìn giữ sự an tâm, tinh thần vững chãi cho cộng đồng các dân tộc Bình Liêu.

Xuyên suốt đời sống văn hóa vô cùng phong phú, đình Lục Nà như một điểm gìn giữ sự an tâm, tinh thần vững chãi cho cộng đồng các dân tộc Bình Liêu.

Góc sân đình Lục Nà tháng 11/2024.

Góc sân đình Lục Nà tháng 11/2024.

Toàn cảnh đình Lục Nà nhìn từ trên cao, sau khi mở rộng không gian công cộng.

Toàn cảnh đình Lục Nà nhìn từ trên cao, sau khi mở rộng không gian công cộng.

Nhấn mạnh tầm quan trọng về mở rộng không gian công cộng tại đình Lục Nà, bà Tô Thị Nga, Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bình Liêu cho biết, liên kết không gian di sản và các không gian công cộng là một trong các yếu tố then chốt, mang tính khởi đầu quan trọng trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn, đặc biệt gắn với phát triển du lịch mang dấu ấn riêng.

Để quy hoạch được hệ thống liên kết các không gian di sản và không gian công cộng, từ đó tạo nên những trục đặc trưng của văn hóa vùng miền là bài toán khó, cần cân bằng giữa các yếu tố văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế… và cần nhiều không gian mở để giúp người dân phát triển toàn diện di tích.

Năm 2024, trong kế hoạch mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế, tập trung thu hút du khách qua cặp cửa khẩu Hoành Mô (Quảng Ninh, Việt Nam) - Động Trung (Quảng Tây, Trung Quốc) và liên kết đưa khách du lịch tàu biển từ Hạ Long về Bình Liêu, huyện xác định trải nghiệm văn hóa là chìa khóa để thu hút du khách, về đích các mục tiêu, trong đó có việc đón 250.000 lượt du khách và đạt doanh thu du lịch 243 tỷ đồng.

Trung Nguyên/Báo Tin tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/anh-360/anh-360-do-ket-noi-di-san-va-khong-gian-cong-cong-tai-ngoi-dinh-tren-bien-cuong-binh-lieu-20241107185420519.htm