Ảnh ấn tượng: Ukraine 'quay xe' về thái độ đàm phán với Nga, đòi lại vũ khí hạt nhân, ông Trump gây sốc cả thế giới, Washington 'thanh minh'

Tổng thống Ukraine nói sẵn sàng đàm phán với người đồng cấp Nga, muốn được trả lại vũ khí hạt nhân, ông Trump nói Mỹ có kế hoạch tiếp quản Dải Gaza, lở đất ở Hy Lạp, lễ trao giải Grammy 2025… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tiếp Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Shik, ngày 7/2 ở Cáp Nhĩ Tân. Tại cuộc hội đàm, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh: "Trung Quốc và Hàn Quốc nên cùng nhau hợp tác để củng cố quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác trong bối cảnh bất ổn gia tăng trong khu vực và trên toàn cầu". Về phần mình, ông Woo Won Shik kêu gọi hợp tác song phương trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến và chuỗi cung ứng, cũng như tăng cường nỗ lực nhằm đạt được tiến triển trong các cuộc đàm phán về mở rộng hiệp định thương mại tự do song phương. (Nguồn: Maeil Business Newpaper)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tiếp Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Shik, ngày 7/2 ở Cáp Nhĩ Tân. Tại cuộc hội đàm, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh: "Trung Quốc và Hàn Quốc nên cùng nhau hợp tác để củng cố quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác trong bối cảnh bất ổn gia tăng trong khu vực và trên toàn cầu". Về phần mình, ông Woo Won Shik kêu gọi hợp tác song phương trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến và chuỗi cung ứng, cũng như tăng cường nỗ lực nhằm đạt được tiến triển trong các cuộc đàm phán về mở rộng hiệp định thương mại tự do song phương. (Nguồn: Maeil Business Newpaper)

Tổng thống Nga Vladimir Putin họp với Thủ tướng Mikhail Mishustin tại Moscow, ngày 7/2. Ông Mishustin trích dẫn số liệu từ cơ quan thống kê Rosstat cho biết, nền kinh tế nước Nga đã tăng trưởng 4,1% vào năm 2024, tương đương năm 2023. Tổng thống Putin nói: “Cần lưu ý rằng nền kinh tế của chúng ta đã ứng phó thành công với áp lực trừng phạt chưa từng có, không giống như nhiều quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt đối với chúng ta. Một số quốc gia trong số họ đang gần đến tình trạng trì trệ… Nhiệm vụ của năm nay là đạt được sự tăng trưởng cân bằng hơn và giảm lạm phát". (Nguồn: Điện Kremlin)

Tổng thống Nga Vladimir Putin họp với Thủ tướng Mikhail Mishustin tại Moscow, ngày 7/2. Ông Mishustin trích dẫn số liệu từ cơ quan thống kê Rosstat cho biết, nền kinh tế nước Nga đã tăng trưởng 4,1% vào năm 2024, tương đương năm 2023. Tổng thống Putin nói: “Cần lưu ý rằng nền kinh tế của chúng ta đã ứng phó thành công với áp lực trừng phạt chưa từng có, không giống như nhiều quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt đối với chúng ta. Một số quốc gia trong số họ đang gần đến tình trạng trì trệ… Nhiệm vụ của năm nay là đạt được sự tăng trưởng cân bằng hơn và giảm lạm phát". (Nguồn: Điện Kremlin)

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong cuộc họp báo chung tại Phòng phía Đông của Nhà Trắng ở Washington, ngày 4/2. Tại đây, ông Trump tuyên bố: "Mỹ sẽ tiếp quản Dải Gaza và chúng tôi cũng sẽ làm việc với nó. Chúng tôi sẽ sở hữu nó" và biến nơi này thành “Riviera của Trung Đông”. Ông cũng đưa ra ý tưởng di dời người Palestine tới một địa điểm mới. Những đề xuất này ngay lập tức khiến thế giới "náo loạn". Đến ngày 5/2, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio nói rằng, Tổng thống Trump chỉ muốn người Palestine tạm thời rời đi trong khi Gaza được tái thiết, nói rõ đề xuất này "không có ý thù địch". Cùng ngày, Nhà Trắng nói rằng, Tổng thống Trump "không cam kết" gửi quân đội Mỹ đến Gaza như một phần trong kế hoạch tái thiết lãnh thổ Palestine của ông, nhưng cũng không loại trừ khả năng này. (Nguồn: Reuters)

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong cuộc họp báo chung tại Phòng phía Đông của Nhà Trắng ở Washington, ngày 4/2. Tại đây, ông Trump tuyên bố: "Mỹ sẽ tiếp quản Dải Gaza và chúng tôi cũng sẽ làm việc với nó. Chúng tôi sẽ sở hữu nó" và biến nơi này thành “Riviera của Trung Đông”. Ông cũng đưa ra ý tưởng di dời người Palestine tới một địa điểm mới. Những đề xuất này ngay lập tức khiến thế giới "náo loạn". Đến ngày 5/2, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio nói rằng, Tổng thống Trump chỉ muốn người Palestine tạm thời rời đi trong khi Gaza được tái thiết, nói rõ đề xuất này "không có ý thù địch". Cùng ngày, Nhà Trắng nói rằng, Tổng thống Trump "không cam kết" gửi quân đội Mỹ đến Gaza như một phần trong kế hoạch tái thiết lãnh thổ Palestine của ông, nhưng cũng không loại trừ khả năng này. (Nguồn: Reuters)

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trả lời phỏng vấn nhà báo Anh Piers Morgans, phát sóng hôm 4/2. Ông Zelensky thừa nhận việc Ukraine gia nhập NATO sẽ không thể xảy ra trong tương lai gần và quá trình này có thể mất "nhiều năm hoặc thậm chí hàng thập niên". Do đó, Kiev đã đề nghị các nước phương Tây cấp cho Ukraine viện trợ quân sự: "Hãy cho chúng tôi vũ khí hạt nhân. Hãy làm thế này: Trả lại cho chúng tôi vũ khí hạt nhân, cung cấp cho chúng tôi hệ thống tên lửa". Tổng thống Ukraine cho biết sẽ đồng ý đàm phán trực tiếp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để chấm dứt xung đột đã kéo dài gần 3 năm, thay đổi thái độ trước đây về việc đàm phán. (Nguồn: Beeld Piers Morgan Uncensored/YouTube)

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trả lời phỏng vấn nhà báo Anh Piers Morgans, phát sóng hôm 4/2. Ông Zelensky thừa nhận việc Ukraine gia nhập NATO sẽ không thể xảy ra trong tương lai gần và quá trình này có thể mất "nhiều năm hoặc thậm chí hàng thập niên". Do đó, Kiev đã đề nghị các nước phương Tây cấp cho Ukraine viện trợ quân sự: "Hãy cho chúng tôi vũ khí hạt nhân. Hãy làm thế này: Trả lại cho chúng tôi vũ khí hạt nhân, cung cấp cho chúng tôi hệ thống tên lửa". Tổng thống Ukraine cho biết sẽ đồng ý đàm phán trực tiếp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để chấm dứt xung đột đã kéo dài gần 3 năm, thay đổi thái độ trước đây về việc đàm phán. (Nguồn: Beeld Piers Morgan Uncensored/YouTube)

Lực lượng cứu hộ khẩn cấp làm việc tại địa điểm máy bay không người lái tấn công một nhà máy ở Kharkov, Ukraine giữa xung đột giữa nước này và Nga. (Nguồn: EPA)

Lực lượng cứu hộ khẩn cấp làm việc tại địa điểm máy bay không người lái tấn công một nhà máy ở Kharkov, Ukraine giữa xung đột giữa nước này và Nga. (Nguồn: EPA)

Nhân viên rà phá bom mìn quân đội Ukraine kiểm tra một quả bom dẫn đường trên không của Nga tại một cánh đồng ở vùng Dnipropetrovsk, ngày 30/1. Xung đột Nga-Ukraine diễn ra gần tròn 3 năm mà chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Nhân viên rà phá bom mìn quân đội Ukraine kiểm tra một quả bom dẫn đường trên không của Nga tại một cánh đồng ở vùng Dnipropetrovsk, ngày 30/1. Xung đột Nga-Ukraine diễn ra gần tròn 3 năm mà chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Người dân biểu tình trên một cầu vượt ở Los Angeles, Mỹ, ngày 3/2. Hàng nghìn người tuần hành ở trung tâm thành phố để phản đối chính sách nhập cư của Tổng thống Donald Trump. (Nguồn: Los Angeles Times/Getty Images)

Người dân biểu tình trên một cầu vượt ở Los Angeles, Mỹ, ngày 3/2. Hàng nghìn người tuần hành ở trung tâm thành phố để phản đối chính sách nhập cư của Tổng thống Donald Trump. (Nguồn: Los Angeles Times/Getty Images)

Các container tại cảng Montreal, Canada, ngày 2/2. Một ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế quan mới bất thường đối với Canada, Trung Quốc và Mexico, điều mà ông đã nhiều lần đề cập trong vài tháng qua. Nhưng chỉ vài giờ trước khi mức thuế quan có hiệu lực vào ngày 3/2, ông Trump tuyên bố tạm dừng áp thuế đối với hai nước láng giềng. Thông tin được đưa ra sau khi Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum và Thủ tướng Canada Justin Trudeau cam kết một số biện pháp nhằm tăng cường an ninh tại biên giới của các nước này với Mỹ. (Nguồn: AFP/Getty Image)

Các container tại cảng Montreal, Canada, ngày 2/2. Một ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế quan mới bất thường đối với Canada, Trung Quốc và Mexico, điều mà ông đã nhiều lần đề cập trong vài tháng qua. Nhưng chỉ vài giờ trước khi mức thuế quan có hiệu lực vào ngày 3/2, ông Trump tuyên bố tạm dừng áp thuế đối với hai nước láng giềng. Thông tin được đưa ra sau khi Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum và Thủ tướng Canada Justin Trudeau cam kết một số biện pháp nhằm tăng cường an ninh tại biên giới của các nước này với Mỹ. (Nguồn: AFP/Getty Image)

Thủy quân lục chiến Mỹ đồn trú tại bức tường biên giới Mỹ-Mexico ở San Diego, ngày 5/2. Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây đã ra lệnh cho quân đội nước này tăng cường sự hiện diện ở biên giới phía Nam. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Thủy quân lục chiến Mỹ đồn trú tại bức tường biên giới Mỹ-Mexico ở San Diego, ngày 5/2. Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây đã ra lệnh cho quân đội nước này tăng cường sự hiện diện ở biên giới phía Nam. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Kiểm tra an ninh những người di cư đang bị giam giữ tại một địa điểm không được xác định ở Mỹ, trước khi lên máy bay đến một cơ sở tại Vịnh Guantanamo, ngày 4/2. Đây là chuyến bay quân sự đầu tiên thực hiện nhiệm vụ này. Người phát ngôn Bộ An ninh nội địa Mỹ Tricia McLaughlin gọi họ là "những người nước ngoài phạm tội cực kỳ nguy hiểm”. (Nguồn: DHS)

Kiểm tra an ninh những người di cư đang bị giam giữ tại một địa điểm không được xác định ở Mỹ, trước khi lên máy bay đến một cơ sở tại Vịnh Guantanamo, ngày 4/2. Đây là chuyến bay quân sự đầu tiên thực hiện nhiệm vụ này. Người phát ngôn Bộ An ninh nội địa Mỹ Tricia McLaughlin gọi họ là "những người nước ngoài phạm tội cực kỳ nguy hiểm”. (Nguồn: DHS)

Người đàn ông đứng trước một trạm xăng bị trúng phá hủy trong cuộc giao tranh dẫn đến sự sụp đổ của Goma vào tay phiến quân M23, miền Đông CHDC Congo, ngày 5/2. Ngày 4/2, phiến quân M23 đã tuyên bố ngừng bắn đơn phương tại khu vực này vì mục đích nhân đạo, đáp lại lời kêu gọi về một lối đi an toàn cho viện trợ và nhu cầu của hàng trăm nghìn người phải di dời. (Nguồn: Reuters)

Người đàn ông đứng trước một trạm xăng bị trúng phá hủy trong cuộc giao tranh dẫn đến sự sụp đổ của Goma vào tay phiến quân M23, miền Đông CHDC Congo, ngày 5/2. Ngày 4/2, phiến quân M23 đã tuyên bố ngừng bắn đơn phương tại khu vực này vì mục đích nhân đạo, đáp lại lời kêu gọi về một lối đi an toàn cho viện trợ và nhu cầu của hàng trăm nghìn người phải di dời. (Nguồn: Reuters)

Ofer Kalderon, người đàn ông mang hai quốc tịch Pháp-Israel bị Hamas bắt làm con tin hồi tháng 10 năm ngoái, đoàn tụ với gia đình tại Ramat Gan, Israel, ngày 1/2 theo thỏa thuận ngừng bắn. Kalderon và hai con tin người Israel khác đã được Hamas thả, đổi lại, Israel thả 183 tù nhân Palestine. (Nguồn: GPO/Handout/Reuters)

Ofer Kalderon, người đàn ông mang hai quốc tịch Pháp-Israel bị Hamas bắt làm con tin hồi tháng 10 năm ngoái, đoàn tụ với gia đình tại Ramat Gan, Israel, ngày 1/2 theo thỏa thuận ngừng bắn. Kalderon và hai con tin người Israel khác đã được Hamas thả, đổi lại, Israel thả 183 tù nhân Palestine. (Nguồn: GPO/Handout/Reuters)

Mọi người tụ tập tại Örebro, Thụy Điển, ngày 5/2, để tưởng nhớ những người đã thiệt mạng hôm 3/2 trong vụ việc mà Thủ tướng nước này gọi là "vụ xả súng hàng loạt tồi tệ nhất trong lịch sử Thụy Điển". Sự việc xảy ra tại một trung tâm giáo dục người lớn ở Örebro, khiến ít nhất 10 người thiệt mạng. Kẻ tấn công cũng đã chết. (Nguồn: Getty Images)

Mọi người tụ tập tại Örebro, Thụy Điển, ngày 5/2, để tưởng nhớ những người đã thiệt mạng hôm 3/2 trong vụ việc mà Thủ tướng nước này gọi là "vụ xả súng hàng loạt tồi tệ nhất trong lịch sử Thụy Điển". Sự việc xảy ra tại một trung tâm giáo dục người lớn ở Örebro, khiến ít nhất 10 người thiệt mạng. Kẻ tấn công cũng đã chết. (Nguồn: Getty Images)

Những người phụ nữ ở Narayanganj, Bangladesh, làm việc trong một nhà máy sản xuất bông làm từ vải vụn ngày 5/2. (Nguồn: Reuters)

Những người phụ nữ ở Narayanganj, Bangladesh, làm việc trong một nhà máy sản xuất bông làm từ vải vụn ngày 5/2. (Nguồn: Reuters)

Bé gái xin phấn ngày 3/2, khi em chuẩn bị viết lên tường của một ngôi đền ở Kathmandu, Nepal, trong lễ hội dành riêng cho Saraswati, nữ thần trí tuệ của đạo Hindu. (Nguồn: Reuters)

Bé gái xin phấn ngày 3/2, khi em chuẩn bị viết lên tường của một ngôi đền ở Kathmandu, Nepal, trong lễ hội dành riêng cho Saraswati, nữ thần trí tuệ của đạo Hindu. (Nguồn: Reuters)

Người phụ nữ mặc trang phục Hanbok truyền thống chụp ảnh selfie dưới tuyết rơi dày tại Cung điện Gyeongbok, Seoul, Hàn Quốc. (Nguồn: Reuters)

Người phụ nữ mặc trang phục Hanbok truyền thống chụp ảnh selfie dưới tuyết rơi dày tại Cung điện Gyeongbok, Seoul, Hàn Quốc. (Nguồn: Reuters)

Nữ ca sĩ Beyoncé cùng con gái Blue Ivy Carter tham gia lễ trao giải Grammy 2025. Tại sự kiện năm nay, Beyoncé đã vượt mặt Taylor Swift và Billie Eilish chính thức giành chiến thắng ở hạng mục "Album của năm" với album Cowboy Carter. Đây là lần đầu tiên trong sự nghiệp âm nhạc lừng lẫy của cô, nữ ca sĩ gặt hái được giải thưởng danh giá này. (Nguồn: Getty Images)

Nữ ca sĩ Beyoncé cùng con gái Blue Ivy Carter tham gia lễ trao giải Grammy 2025. Tại sự kiện năm nay, Beyoncé đã vượt mặt Taylor Swift và Billie Eilish chính thức giành chiến thắng ở hạng mục "Album của năm" với album Cowboy Carter. Đây là lần đầu tiên trong sự nghiệp âm nhạc lừng lẫy của cô, nữ ca sĩ gặt hái được giải thưởng danh giá này. (Nguồn: Getty Images)

Các vũ công biểu diễn trong lễ kỷ niệm Ngày Độc lập lần thứ 77 của Sri Lanka tại Colombo, Sri Lanka, ngày 4/2. (Nguồn: Reuters)

Các vũ công biểu diễn trong lễ kỷ niệm Ngày Độc lập lần thứ 77 của Sri Lanka tại Colombo, Sri Lanka, ngày 4/2. (Nguồn: Reuters)

Bụi bốc lên sau trận lở đất trong hoạt động địa chấn mạnh, trên đảo Santorini, Hy Lạp, ngày 3/2. (Nguồn: Reuters)

Bụi bốc lên sau trận lở đất trong hoạt động địa chấn mạnh, trên đảo Santorini, Hy Lạp, ngày 3/2. (Nguồn: Reuters)

Bức ảnh được chụp vào ngày 2/2 cho thấy quận Reculee ở Angers, Pháp, một khu vực đánh cá trước đây được xây dựng trên bờ sông Maine, bị ngập trong nước lũ. Tuần trước, mực nước lũ tiếp tục hạ xuống ở các xã miền Tây nước Pháp, nhưng việc sinh hoạt chưa thể trở lại bình thường. (Nguồn: AFP/Getty)

Bức ảnh được chụp vào ngày 2/2 cho thấy quận Reculee ở Angers, Pháp, một khu vực đánh cá trước đây được xây dựng trên bờ sông Maine, bị ngập trong nước lũ. Tuần trước, mực nước lũ tiếp tục hạ xuống ở các xã miền Tây nước Pháp, nhưng việc sinh hoạt chưa thể trở lại bình thường. (Nguồn: AFP/Getty)

Con vịt quýt (mandarin duck) nghỉ ngơi tại Vườn bách thảo quốc gia Dublin, Ireland, ngày 6/2. Có nguồn gốc từ Đông Á, giống vịt quýt được đưa đến Anh và Ireland từ Trung Quốc vào giữa thế kỷ XVIII. Một số cá thể trong số này đã trốn thoát hoặc được thả ra tự nhiên trong những năm 1930. (Nguồn: PA Images/Reuters)

Con vịt quýt (mandarin duck) nghỉ ngơi tại Vườn bách thảo quốc gia Dublin, Ireland, ngày 6/2. Có nguồn gốc từ Đông Á, giống vịt quýt được đưa đến Anh và Ireland từ Trung Quốc vào giữa thế kỷ XVIII. Một số cá thể trong số này đã trốn thoát hoặc được thả ra tự nhiên trong những năm 1930. (Nguồn: PA Images/Reuters)

(theo CNN, Reuters, The Guardian...)

Dương Liễu

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/anh-an-tuong-ukraine-quay-xe-ve-thai-do-dam-phan-voi-nga-doi-lai-vu-khi-hat-nhan-ong-trump-gay-soc-ca-the-gioi-washington-thanh-minh-303738.html