'Anh cả' chứng khoán Mỹ từng muốn bỏ phí giao dịch từ năm 1990
Trong quá khứ, có 2 thời điểm mà ông lớn Charles Schwab cân nhắc việc loại bỏ hoàn toàn phí giao dịch chứng khoán. Một là vào đầu năm 1990 khi giao dịch trực tuyến bắt đầu xuất hiện. Lần thứ 2 là vào những năm 2000, khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới diễn ra.
Tại những thời điểm đó, ý tưởng này đều được đánh giá là quá ư mạo hiểm cho chính công ty nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung.
Tuy nhiên, lúc đó công ty cũng đã tiến hành thu phí giao dịch 30 USD/giao dịch, giảm hơn 1 nửa so với con số 70 USD/giao dịch của những năm 1970.
Đây cũng chính là lúc E-Trade (công ty vừa được ngân hàng Morgan Stanley mua lại với giá 13 tỷ USD) xuất hiện và cạnh tranh mạnh mẽ về phí giao dịch với Schwab.
Bước đi táo bạo nhất cuối cùng cũng xuất hiện vào mùa thu năm 2019 khi công ty đã chính thức loại bỏ hoàn toàn phí giao dịch chứng khoán trực tuyến.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã coi đây là một cú sốc. Bởi lẽ, phí giao dịch luôn chiếm một phần không nhỏ doanh thu của mỗi công ty môi giới chứng khoán.
Tuy nhiên, ông lớn Schwab đã cực kỳ khéo léo trong việc đưa chính sách này vào thực thi mà còn khiến cả thị trường buộc phải thay đổi theo.
Không những tăng vọt số lượng người dùng và số lệnh, Schwab đồng thời còn thâu tóm chính đối thủ TD Ameritrade về chung một nhà bằng một thỏa thuận trị giá 26 tỷ USD.
Câu chuyện của Charles Schwab không đơn thuần chỉ là cuộc chiến giành giữ thị phần mà còn là câu chuyện về một kỷ nguyên giao dịch chứng khoán miễn phí mà những nhà đầu tư nhỏ lẻ được tự quyết định cuộc đầu tư của mình.
Theo số liệu được thống kê bởi Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ, trong suốt hơn 10 năm qua, đóng góp vào tổng giao dịch trên thị trường chứng khoán của những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ là một con số rất khiêm tốn.
Lí do chính là vì chi phí giao dịch như sợi dây trói chân những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Họ không dám bỏ một số tiền lớn để đầu tư chứng khoán khi chưa rõ mình sẽ lãi lỗ như thế nào khi vãn phải trả một khoản phí giao dịch không hề nhỏ.
Vậy nên, khi sợi dây trói được cởi bỏ, số lượng nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường tăng lên một cách nhanh chóng.
Nhà đầu tư cá nhân Mỹ đã gia tăng số lượng mua vào những cổ phiếu của Apple, Tesla, Amazon... khi không phải trả phí giao dịch. Họ chia sẻ rằng, dù không chắc chắn sẽ không đạt được lợi nhuận đúng như kỳ vọng nhưng họ hoàn toàn đủ tự tin để rót vốn vào thị trường cổ phiếu.
Sự nhiệt tình này là một dự báo tốt cho sự phát triển lên một tầm cao mới của thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, theo nhận định của người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính chứng khoán.
Rõ ràng, nhà đầu tư nhỏ lẻ là phân khúc màu mỡ mà Schwab đã nhận ra từ hàng chục năm về trước, nhưng chính ứng dụng đầu tư Robinhood mới là người kích hoạt làn sóng miễn phí giao dịch, đem lại tiếng vang lớn cho cuộc cách mạng miễn phí này.
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin, có lẽ không lâu nữa chúng ta có quyền tin rằng những thị trường chứng khoán khác như Việt Nam cũng sẽ phát triển giống thị trường chứng khoán Mỹ.
Bắt nhịp nhanh chóng với xu thế mới này, nhiều công ty chứng khoán trong nước đã mạnh dạn miễn phí giao dịch cho nhà đầu tư, đơn cử như Công ty Chứng khoán AIS đã thu hút được sự quan tâm rất lớn từ nhà đầu tư tự giao dịch khi miễn phí giao dịch tài khoản cơ sở dài hạn.
Nhà đầu tư quan tâm đến giao dịch vay ký quỹ càng yên tâm hơn khi tài khoản margin cũng được miễn phí giao dịch dài hạn, với mức lãi suất vay chỉ từ 9%/năm mà không yêu cầu điều kiện gì.
AIS hứa hẹn sẽ đồng hành trên chặng đường dài cùng với cộng đồng nhà đầu tư. Hãy đăng ký và trải nghiệm dịch vụ cùng AIS.